Hang Hồ Động Tiên – Tiên cảnh trong lòng di sản vịnh Hạ Long

Hang Hồ Động Tiên nằm nép mình giữa hai vách đá trong vịnh Hạ Long, không những nổi bật bởi giá trị cảnh quan mà còn mang giá trị to lớn về nghiên cứu khoa học, địa chất địa mạo. Đây là hang động yêu thích của nhiều nhà nghiên cứu.

Hang Hồ Động Tiên – Tiên cảnh trong lòng di sản vịnh Hạ Long

Hang Hồ Động Tiên chỉ cao hơn mực nước biển, cửa hang được tôn tạo để tránh ngập. Để khám phá hang, du khách trải qua hành trình tham quan 3 ngăn. Lối qua các ngăn rất hẹp chỉ đủ một người đi qua, càng đi sâu hang càng tối.

Bên ngoài cửa hang. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Bên ngoài cửa hang. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Từ ngăn thứ hai của hang có hai cửa thông ra áng, xung quanh có núi đá vôi bao bọc. Núi đá vôi có hệ động thực vật đa dạng. Không những mang giá trị khoa học về địa chất địa mạo, đa dạng sinh học, hang còn mang vẻ đẹp riêng độc đáo. Nhũ đá trong hang ít bị tác động bởi ảnh sáng, nên sáng lấp lánh khi chiếu đèn vào.

Nhiều cột nhũ mọc lên. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Nhiều cột nhũ mọc lên. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Thạch nhũ đá trong hang Hồ Động Tiên được hình thành từ các niên đại khác nhau trong lịch sử và không ngừng thay đổi. Trên tường vẫn còn di tích của nhiều nền hang có hình dạng như những gác xép, hình thành qua quá trình bào mòn của dòng nước ngầm hàng triệu năm.

Nhiều gác xép trong hang động. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Nhiều gác xép trong hang động. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Tuy nhiên nhiều phần trong động bị trầm tích lấp đầy dưới lòng hang, chưa được khám phá. Chính sự biến đổi không ngừng của nhũ đá đã thu hút rất nhiều nhà địa chất và khảo cổ đến đây nghiên cứu.

Nhiều nhũ đá lấp lánh. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Nhiều nhũ đá lấp lánh. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Những cột nhũ đã tạo nên các khoang hang chính, một số đoạn di chuyển trong hang rất chật, thấp và hẹp, chỉ đủ cho một người cúi khom lưng qua lại. Trong động không khí ẩm và thiếu ánh sáng nên cần đèn pin để di chuyển, còn nền đất thì khá trơn nên du khách thường được khuyến cáo mang giày dép phù hợp khi vào đây tham quan.

Hồ trong động. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Hồ trong động. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Trong hang hiện có nhiều nhũ đá dạng cột rủ xuống chấm nền, là cơ sở để đoán định phía dưới nền còn có một nền hang cổ, và còn có nhiều măng đá mọc lên để đỡ những cột nhũ. Phân nửa hang phía dưới hiện vẫn bị trầm tích lấp đầy, là bí ẩn chưa được khám phá.

Thạch sùng mí Cát Bà quý hiếm. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Thạch sùng mí Cát Bà quý hiếm, một trong những loài sinh vật đang sinh sống trong hang. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Từ ngăn thứ hai của hang Hồ Động Tiên có hai cửa thông ra một hồ nước, xung quanh có núi đá vôi bao bọc. Những hồ nước kiểu này được gọi là áng. Thực chất đây là một phễu karst có phần đáy bị ngập nước.

Dế hang trong hồ Động Tiên. Ảnh: Báo Quảng Ninh

Dế hang trong hồ Động Tiên. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Đó là một loại môi trường sinh thái đặc biệt, vừa biệt lập vừa lưu thông với biển thông qua hệ thống hang ngầm và khe nứt trong đá vôi. Vì thế, trong các áng thường có hệ sinh vật độc đáo gồm nhiều loài đặc hữu.

Ảnh: Ha Long Bay.

Ảnh: Ha Long Bay.

Tương truyền ngày xưa các nàng tiên đã giáng trần tắm ở hồ nước và nằm ngủ trên những phiến đá trong hang động, vì thế cái tên “hồ Động Tiên” ra đời từ đó.

Cảnh quan bên ngoài hang. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Cảnh quan bên ngoài hang. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Hang Hồ Động Tiên từng là nơi ưa thích của những người sống tách biệt với thế giới bên ngoài. Vào thế kỉ 20, các băng cướp biển Việt Nam và Trung Hoa sử dụng hang làm nơi cất giấu kho báu. Vào những năm 1950, Việt Minh sử dụng làm nơi ẩn nấp.

Cửa hang nhìn từ trong. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Cửa hang nhìn từ phía trong. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Nơi đây hội tụ đủ yếu tố để trốn và phòng thủ như: có nguồn nước ngọt; tránh được mưa gió; hang khó vào; các hoạt động trong hang không bị phát hiện từ bên ngoài; các đường hầm nhỏ và hẹp khiến việc thâm nhập vào hang khó khăn.

Theo iVIVU.com

Click đặt ngay khách sạn Hạ Long giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com



from » Điểm đến https://ift.tt/PSdyOi2
via IFTTT

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.