Vẻ đẹp cổ kính tháp Chăm hơn nghìn năm tuổi

Được xây dựng khoảng 1.300 năm trước, di tích Tháp Bà Ponagar có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tôn giáo, tinh thần của đồng bào Chăm.

Vẻ đẹp cổ kính tháp Chăm hơn nghìn năm tuổi

Nằm ngay trung tâm TP Nha Trang (Khánh Hòa), cụm tháp Chăm có niên đại xây dựng khoảng từ thế kỷ thứ 8-9. Năm 1979, cụm tháp này được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) xếp hạng Di tích Quốc gia. Đây được xem là cụm tháp Chăm lớn nhất còn lại ở dải đất miền Trung nước ta.

Nằm ngay trung tâm TP Nha Trang (Khánh Hòa), cụm tháp Chăm có niên đại xây dựng khoảng từ thế kỷ thứ 8-9. Năm 1979, cụm tháp này được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) xếp hạng Di tích Quốc gia. Đây được xem là cụm tháp Chăm lớn nhất còn lại ở dải đất miền Trung nước ta.

Tương truyền, dưới vương triều Panduranga, người Chăm xây dựng các đền tháp trên đồi Cù Lao ở xứ Kauthara để thờ Nữ thần Ponagar, mẹ xứ sở của người Chăm - tên thường gọi là Tháp Bà Ponagar. Các tháp được xây dựng bằng nguyên liệu gạch với những trang trí nghệ thuật bằng các chất liệu đá và gốm.

Tương truyền, dưới vương triều Panduranga, người Chăm xây dựng các đền tháp trên đồi Cù Lao ở xứ Kauthara để thờ Nữ thần Ponagar, mẹ xứ sở của người Chăm – tên thường gọi là Tháp Bà Ponagar. Các tháp được xây dựng bằng nguyên liệu gạch với những trang trí nghệ thuật bằng các chất liệu đá và gốm.

Tháp Bà Ponagar là một quần thể kiến trúc lớn, được phân bố trên 3 mặt bằng gồm Tháp cổng, Mandapa và khu đền tháp. Trải qua hàng nghìn năm, do biến động của lịch sử, hiện nay khu di tích còn lại 5 công trình kiến trúc ở hai mặt bằng, gồm Mandapa (tiền đình) và khu đền tháp ở phía trên.

Tháp Bà Ponagar là một quần thể kiến trúc lớn, được phân bố trên 3 mặt bằng gồm Tháp cổng, Mandapa và khu đền tháp. Trải qua hàng nghìn năm, do biến động của lịch sử, hiện nay khu di tích còn lại 5 công trình kiến trúc ở hai mặt bằng, gồm Mandapa (tiền đình) và khu đền tháp ở phía trên.

Khu Mandapa (tiền đình) có 4 hàng cột lớn xây bằng gạch nung, bao gồm 10 cột lớn phía trong và 12 cột nhỏ hình bát giác ở phía ngoài. Nơi đây được xây dựng với mục đích làm nhà chờ trước khi lên khu tháp làm lễ trong các dịp quan trọng của cộng đồng người Chămpa thời đó.

Khu Mandapa (tiền đình) có 4 hàng cột lớn xây bằng gạch nung, bao gồm 10 cột lớn phía trong và 12 cột nhỏ hình bát giác ở phía ngoài. Nơi đây được xây dựng với mục đích làm nhà chờ trước khi lên khu tháp làm lễ trong các dịp quan trọng của cộng đồng người Chămpa thời đó.

Khu đền tháp được xây dựng ở vị trí cao nhất của ngọn đồi Cù Lao, gồm 4 công trình. Trong đó có tháp đông bắc (tháp chính); tháp đông nam (tháp cố); tháp nam (tháp ông) và tháp tây bắc (tháp cô cậu).

Khu đền tháp được xây dựng ở vị trí cao nhất của ngọn đồi Cù Lao, gồm 4 công trình. Trong đó có tháp đông bắc (tháp chính); tháp đông nam (tháp cố); tháp nam (tháp ông) và tháp tây bắc (tháp cô cậu).

Theo các nhà nghiên cứu, tháp chính khoảng 23 m (cao nhất), được xây dựng lần đầu tiên vào các năm 813-817. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, tháp đã được xây dựng lại vào khoảng giữa thế kỷ 11. Tháp chính đặt tượng thờ nữ thần Ponagar - là phần hồn của cụm tháp cổ.

Theo các nhà nghiên cứu, tháp chính khoảng 23 m (cao nhất), được xây dựng lần đầu tiên vào các năm 813-817. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, tháp đã được xây dựng lại vào khoảng giữa thế kỷ 11. Tháp chính đặt tượng thờ nữ thần Ponagar – là phần hồn của cụm tháp cổ.

Trên vòm cửa của tháp chính là tấm phù điêu bằng đá hình lá thể hiện thần Shiva với 4 cánh tay đang múa, hai bên có hai nhạc công thổi sáo, chân phải Shiva đặt trên lưng bò thần Nandin. Phù điêu có niên đại thế kỷ 11 và là một trong những tấm phù điêu đẹp nhất của văn hóa Chămpa còn lưu giữ ở Việt Nam.

Trên vòm cửa của tháp chính là tấm phù điêu bằng đá hình lá thể hiện thần Shiva với 4 cánh tay đang múa, hai bên có hai nhạc công thổi sáo, chân phải Shiva đặt trên lưng bò thần Nandin. Phù điêu có niên đại thế kỷ 11 và là một trong những tấm phù điêu đẹp nhất của văn hóa Chămpa còn lưu giữ ở Việt Nam.

Trải qua hàng nghìn năm, một số chi tiết ở tháp Chăm cổ vẫn giữ gần như nguyên vẹn.

Trải qua hàng nghìn năm, một số chi tiết ở tháp Chăm cổ vẫn giữ gần như nguyên vẹn.

Các nhà khoa học cho rằng người Chăm xưa nung gạch rồi mới đem xây dựng các đền tháp, sau đó mới chạm trổ hoa văn trên tường. Dẫn chứng như gạch có dấu vết chạm trổ dang dở còn được lưu giữ ở Mỹ Sơn (Quảng Nam) và Dương Long (Bình Định). Tuy nhiên, đó chỉ là một trong nhiều giả thuyết được đưa ra, còn trên thực tế phương thức nung gạch và kỹ thuật xây dựng tháp Chăm vẫn còn là bí ẩn.

Các nhà khoa học cho rằng người Chăm xưa nung gạch rồi mới đem xây dựng các đền tháp, sau đó mới chạm trổ hoa văn trên tường. Dẫn chứng như gạch có dấu vết chạm trổ dang dở còn được lưu giữ ở Mỹ Sơn (Quảng Nam) và Dương Long (Bình Định). Tuy nhiên, đó chỉ là một trong nhiều giả thuyết được đưa ra, còn trên thực tế phương thức nung gạch và kỹ thuật xây dựng tháp Chăm vẫn còn là bí ẩn.

Vào dịp từ 25-27/4 (20-23/3 Âm lịch) hàng năm, rất đông đồng bào Chăm ở các tỉnh như Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Thừa Thiên - Huế, TP.HCM... hành hương về Tháp Bà Ponagar dự lễ hội tưởng nhớ công ơn của Thiên Y Ana Thánh Mẫu - người được cư dân Chăm gọi là Po Inư Nag, người mẹ xứ sở đã có nhiều công lao giúp dân, đem lại những điều tốt lành và hạnh phúc cho họ.

Vào dịp từ 25-27/4 (20-23/3 Âm lịch) hàng năm, rất đông đồng bào Chăm ở các tỉnh như Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Thừa Thiên – Huế, TP.HCM… hành hương về Tháp Bà Ponagar dự lễ hội tưởng nhớ công ơn của Thiên Y Ana Thánh Mẫu – người được cư dân Chăm gọi là Po Inư Nag, người mẹ xứ sở đã có nhiều công lao giúp dân, đem lại những điều tốt lành và hạnh phúc cho họ.

Ngày nay, di tích Tháp Bà Ponagar là điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước khi đến Nha Trang. Theo ông Nguyễn Tuấn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa, trung bình mỗi ngày di tích Tháp Bà Ponagar đón hơn 1.000 du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Trong ảnh, thiếu nữ Chăm biểu diễn điệu múa truyền thống phục vụ du khách trong khuôn viên di tích.

Ngày nay, di tích Tháp Bà Ponagar là điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước khi đến Nha Trang. Theo ông Nguyễn Tuấn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa, trung bình mỗi ngày di tích Tháp Bà Ponagar đón hơn 1.000 du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Trong ảnh, thiếu nữ Chăm biểu diễn điệu múa truyền thống phục vụ du khách trong khuôn viên di tích.

Du khách khi đến tham quan Tháp Bà Ponagar phải tuân thủ nội quy về trang phục nếu muốn vào các tháp thắp nhang cúng bái.

Du khách khi đến tham quan Tháp Bà Ponagar phải tuân thủ nội quy về trang phục nếu muốn vào các tháp thắp nhang cúng bái.

Ngoài các công trình tháp nghìn năm, ở di tích Tháp Bà Ponagar còn những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi.

Ngoài các công trình tháp nghìn năm, ở di tích Tháp Bà Ponagar còn những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi.

Tháp Bà Ponagar về đêm thêm phần lung linh. "Thật đáng ngưỡng mộ. Tôi đi du lịch rất nhiều nơi nhưng công trình hàng nghìn năm, độc đáo như tháp Ponagar rất ít. Thật kỳ vĩ và tuyệt vời", anh John, du khách người Mỹ, bày tỏ.

Tháp Bà Ponagar về đêm thêm phần lung linh. “Thật đáng ngưỡng mộ. Tôi đi du lịch rất nhiều nơi nhưng công trình hàng nghìn năm, độc đáo như tháp Ponagar rất ít. Thật kỳ vĩ và tuyệt vời”, anh John, du khách người Mỹ, bày tỏ.

Di tích Tháp Bà Ponagar, ở phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang, Khánh Hòa. Ảnh: Google Maps.

Di tích Tháp Bà Ponagar, ở phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang, Khánh Hòa. Ảnh: Google Maps.

Theo An Bình, Vương Mạnh Cường/ Zing news

Gọi ngay 1900 1870 (Miền Nam), 1900 2045 (Miền Bắc) hoặc 1900 2087 (Miền Tây) để được tư vấn khách sạn Nha Trang giá tốt chỉ có tại iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com



from » Điểm đến https://ift.tt/2A8Xz6M
via IFTTT

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.