Bảo tàng vũ khí tư nhân lớn nhất Việt Nam

Hàng nghìn vũ khí trên thế giới từ nhiều thế kỷ được ông Robert Taylor (74 tuổi) sưu tập, lập thành bảo tàng.

Bảo tàng vũ khí tư nhân lớn nhất Việt Nam

Bảo tàng Vũ khí cổ do ông Rober Taylor (74 tuổi, quốc tịch Anh) thành lập, mở cửa năm 2012. Tuy nhiên, không lâu sau, bảo tàng phải đóng cửa vì lý do cá nhân. Năm 2016, bảo tàng hoạt động trở lại tại địa chỉ mới trên đường Trần Hưng Đạo, TP Vũng Tàu. Bảo tàng nằm trong tòa nhà kiểu Pháp xây dựng năm 1912, có diện tích khoảng 1.500 m2.

Bảo tàng Vũ khí cổ do ông Rober Taylor (74 tuổi, quốc tịch Anh) thành lập, mở cửa năm 2012. Tuy nhiên, không lâu sau, bảo tàng phải đóng cửa vì lý do cá nhân. Năm 2016, bảo tàng hoạt động trở lại tại địa chỉ mới trên đường Trần Hưng Đạo, TP Vũng Tàu. Bảo tàng nằm trong tòa nhà kiểu Pháp xây dựng năm 1912, có diện tích khoảng 1.500 m2.

Bảo tàng trưng bày khoảng 2.500 hiện vật là vũ khí, trang phục quân đội các nước. Chủ nhân chia bảo tàng thành các khu như không gian trưng bày từ thời kỳ cổ đại đến trung cổ, quân đội châu Âu, vũ khí thời hiện đại. Năm 2011, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập đây là bảo tàng vũ khí cổ tư nhân lớn nhất Việt Nam.

Bảo tàng trưng bày khoảng 2.500 hiện vật là vũ khí, trang phục quân đội các nước. Chủ nhân chia bảo tàng thành các khu như không gian trưng bày từ thời kỳ cổ đại đến trung cổ, quân đội châu Âu, vũ khí thời hiện đại. Năm 2011, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập đây là bảo tàng vũ khí cổ tư nhân lớn nhất Việt Nam.

Khu trưng bày vũ khí, trang phục của lính chiến từ cổ đại đến trung cổ của nhiều quốc gia châu Á, châu Âu với các hình nộm kích thước bằng người thật. Hầu hết trang phục quân đội nhiều thời kỳ trong bảo tàng được phục chế. Trong ảnh là bộ áo giáp và thương, kiếm của quân lính các triều đại nhà Tần, Tống, Thanh của Trung Quốc.

Khu trưng bày vũ khí, trang phục của lính chiến từ cổ đại đến trung cổ của nhiều quốc gia châu Á, châu Âu với các hình nộm kích thước bằng người thật. Hầu hết trang phục quân đội nhiều thời kỳ trong bảo tàng được phục chế. Trong ảnh là bộ áo giáp và thương, kiếm của quân lính các triều đại nhà Tần, Tống, Thanh của Trung Quốc.

Riêng về vũ khí cổ, ông Robert Taylor có hơn 1.000 hiện vật như súng, gươm, kiếm... được đặt cạnh những binh lính hoặc treo dọc hành lang, theo các bức tường. Tới mỗi không gian trưng bày, thuyết minh viên sẽ giới thiệu chi tiết về công dụng, tính ưu việt cũng như lựa chọn vũ khí của mỗi đội quân khi ra trận.

Riêng về vũ khí cổ, ông Robert Taylor có hơn 1.000 hiện vật như súng, gươm, kiếm… được đặt cạnh những binh lính hoặc treo dọc hành lang, theo các bức tường. Tới mỗi không gian trưng bày, thuyết minh viên sẽ giới thiệu chi tiết về công dụng, tính ưu việt cũng như lựa chọn vũ khí của mỗi đội quân khi ra trận.

Đoản kiếm của Hy Lạp vẫn còn nguyên độ sắc bén cùng hoa văn tinh xảo; là một trong những vũ khí xưa nhất tại bảo tàng. Theo thuyết minh viên, hiện vật có niên đại 2.000 năm.

Đoản kiếm của Hy Lạp vẫn còn nguyên độ sắc bén cùng hoa văn tinh xảo; là một trong những vũ khí xưa nhất tại bảo tàng. Theo thuyết minh viên, hiện vật có niên đại 2.000 năm.

Hai khẩu súng Arquebus của người Ấn Độ có từ thế kỷ 18, dài gần 3 m, là súng dài nhất trưng bày tại bảo tàng. Súng nặng 14 kg nên khi bắn phải gác lên tường thành và mỗi lần bắn chỉ được một viên đạn.

Hai khẩu súng Arquebus của người Ấn Độ có từ thế kỷ 18, dài gần 3 m, là súng dài nhất trưng bày tại bảo tàng. Súng nặng 14 kg nên khi bắn phải gác lên tường thành và mỗi lần bắn chỉ được một viên đạn.

Khẩu súng lục của Pháp năm 1816. Chủ nhân bảo tàng đã dành hẳn một tủ kính chỉ để trưng bày các loại súng lục của Pháp.

Khẩu súng lục của Pháp năm 1816. Chủ nhân bảo tàng đã dành hẳn một tủ kính chỉ để trưng bày các loại súng lục của Pháp.

Súng thần công Việt Nam được đúc vào thời vua Khải Định (1916 - 1925), có chạm trổ hình rồng.

Súng thần công Việt Nam được đúc vào thời vua Khải Định (1916 – 1925), có chạm trổ hình rồng.

Những loại súng thần công cầm tay trong khoảng thế kỷ 14, 15 của các dân tộc phía Bắc Việt Nam.

Những loại súng thần công cầm tay trong khoảng thế kỷ 14, 15 của các dân tộc phía Bắc Việt Nam.

Một phần không gian của bảo tàng dành để trưng bày các vũ khí của thời hiện đại như trong Chiến tranh thế giới thứ 2, chiến tranh ở Triều Tiên, Việt Nam...

Một phần không gian của bảo tàng dành để trưng bày các vũ khí của thời hiện đại như trong Chiến tranh thế giới thứ 2, chiến tranh ở Triều Tiên, Việt Nam…

Súng máy M1919 là vũ khí được sử dụng phổ biến trong thế kỷ 20, đặc biệt là trong thế chiến thứ 2 và các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên, Việt Nam.

Súng máy M1919 là vũ khí được sử dụng phổ biến trong thế kỷ 20, đặc biệt là trong thế chiến thứ 2 và các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên, Việt Nam.

Anh Tân (ảnh - một du khách) chăm chú nhìn khẩu súng máy MG4, do Đức sản xuất, sử dụng trong những năm 1930. "Bảo tàng trưng bày rất phong phú, chú thích rõ ràng về các loại vũ khí, quân phục trên thế giới. Tôi thích nhất những bộ áo giáp mà lính của các triều đại phong kiến Trung Quốc mặc, trong khi trước giờ chỉ nhìn thấy trong phim ảnh", du khách đến từ Long An nói. Bảo tàng vũ khí cổ mở cửa các ngày trong tuần với giá vé người lớn 70.000 đồng và 35.000 đồng cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Anh Tân (ảnh – một du khách) chăm chú nhìn khẩu súng máy MG4, do Đức sản xuất, sử dụng trong những năm 1930. “Bảo tàng trưng bày rất phong phú, chú thích rõ ràng về các loại vũ khí, quân phục trên thế giới. Tôi thích nhất những bộ áo giáp mà lính của các triều đại phong kiến Trung Quốc mặc, trong khi trước giờ chỉ nhìn thấy trong phim ảnh”, du khách đến từ Long An nói. Bảo tàng vũ khí cổ mở cửa các ngày trong tuần với giá vé người lớn 70.000 đồng và 35.000 đồng cho trẻ em dưới 12 tuổi.

IVIVU.COM GỢI Ý MỘT SỐ KHÁCH SẠN VŨNG TÀU GIÁ TỐT

Khách sạn Imperial Vũng Tàu

Pullman Vũng Tàu

The Grand Hồ Tràm Strip Vũng Tàu

Theo Quỳnh Trần/ Vnexpress

Gọi ngay 1900 1870 (Miền Nam), 1900 2045 (Miền Bắc) hoặc 19002087 (Miền Tây) để được tư vấn khách sạn Vũng Tàu với giá tốt tại iVIVU.com nhé

***

Nguồn: Cẩm nang du lịch iVIVU.com



from » Điểm đến https://ift.tt/3ayvGoO
via IFTTT

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.