Travel Columnist Dung Trần gợi ý cách vừa được du lịch lại còn bảo vệ thiên nhiên
Vừa có chuyến đi đạp xe tại khu rừng nguyên sinh, Travel Columnist Dung Trần chia sẻ đến những ai yêu “xê dịch” cách thiết thực để vừa được đi du lịch mà lại còn góp phần bảo vệ thiên nhiên cho quốc gia.
Chuyến đạp xe xuyên rừng
Dung Trần đã chọn địa điểm đạp xe vào cuối tuần tại Vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên- Khu Dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận vào năm 2001. Nam Cát Tiên cũng là một trong những khu rừng đặc dụng lớn nhất của Việt Nam. Đến đây bạn có thể thuê xe đạp để ngắm nhìn cảnh sắc của rừng nhiệt đới nguyên sơ.
Dung Trần chia sẻ rằng cô yêu màu xanh bất tận thân thương những của khu rừng. Yêu sâu bướm cải trang thành rêu. Yêu những cái cây vươn tới trời, được bao phủ bởi lớp dương xỉ xanh óng ánh. Mê cả tiếng vượn hót, tắc kè, tiếng côn trùng và chim nhỏ cào trong lớp bụi rậm… Mọi thực thể đều độc đáo và đáng yêu.
Bạn cũng sẽ được ngắm nhìn những loài cây lạ kì như cây Tung cổ thụ với hơn 20 người ôm, cây bằng lăng 6 ngọn vút thẳng lên bầu trời và sự hùng vĩ của cây Gõ Bác Đồng, một loài cây gỗ quý hiếm chỉ có ở miền Nam. Dung Trần nói: “Bên California mình đã tận mắt nhìn thấy cây Sequoia hơn 3000 năm tuổi cao gần 90m. Nay lại gặp cây Tung này có tuổi đời 500 năm cao hơn 50m, đường kính thân đủ 5 vòng tay người lớn ôm và bộ rễ khổng lồ. Thiên nhiên luôn khiến mình kinh ngạc”.
Đây không phải là chuyến đạp xe xuyên rừng lần đầu của Dung Trần. Cô đã từng đạp xe xuyên Park Hoge Veluwe ở Hà Lan cùng nhiều những chuyến đạp xe xuyên rừng ở trong nước. Với Dung Trần, đi xe đạp vừa rèn luyện thể chất vừa không tác động tiêu cực đến môi trường. Dung Trần chia sẻ: “Khi tôi đến Hà Lan, nhận thức về môi trường của tôi đã thay đổi, tôi được mở mang tầm mắt khi trực tiếp chứng kiến nỗ lực của quốc gia này trong công tác bảo vệ môi trường thật đáng nể. Ở Hà Lan, chỉ cần tôi bước ra khỏi khách sạn, tôi sẽ thấy người đạp xe khắp nơi từ trẻ em đến người lớn tuổi. Tôi cảm nhận họ xem những chiếc xe đạp của mình như là người bạn đồng hành rất quan trọng trong những chuyến phiêu lưu của cuộc đời. Tôi từng hỏi một lễ tân tại 1 khách sạn ở Hà Lan rằng vì sao hầu hết người dân quốc gia bạn lại chọn đi xe đạp như vậy thì cô ấy đã trả lời tôi rằng “Chúng tôi yêu xe đạp vì xe đạp ít gây tai nạn giao thông, cải thiện thể chất và thân thiện với môi trường”.
Cách thiết thực để vừa xê dịch vừa góp phần bảo vệ thiên nhiên
Ngày nay, hơn bao giờ hết, khi hành tinh chúng ta vượt quá khả năng tái tạo để khôi phục lại những gì đã tiêu thụ, việc bảo vệ thiên nhiên trở thành một ưu tiên thiết yếu.
Theo Dung Trần, một trong những cách thiết thực để bảo vệ tự nhiên là hãy đến thăm những khu được bảo tồn của quốc gia, đóng góp nguồn chi phí vào những nỗ lực gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên của đất nước mình. Ban quản lý, đội cứu hộ động vật, kiểm lâm viên cùng các tình nguyện viên ở các khu bảo tồn, vườn quốc gia vô cùng nỗ lực gìn giữ thiên nhiên và môi trường sống cho cây cối, các loài động thực vật. Trách nhiệm và công sức của họ rất đáng được trân trọng. Bằng việc mua vé vào tham quan bạn đã góp phần ủng hộ nguồn kinh phí giúp các khu bảo tồn được duy trì.
Ai cũng cần thở, cần oxy. Nhưng ít người biết là các loài thực vật của rừng nhiệt đới đã tạo ra gần một nửa lượng oxy cho bầu khí quyển này. Trân trọng và ý thức về cách ta đối đãi với tự nhiên hơn. Không ngắt hoa bẻ cành, xả rác, phá hoại. HÃY TÔN TRỌNG NHỮNG NGUYÊN TẮC NƠI TA ĐẾN
Tại các khu rừng, con người là khách còn các loài động vật hoang dã là chủ nhà. Khách không được xả rác tại nhà của người khác. Việc khắc vẽ lên cây hoặc lấy đi một thứ gì đó từ rừng sẽ làm giảm dần giá trị của rừng. Cách ứng xử văn minh với rừng là “CHỈ LẤY NHỮNG BỨC ẢNH, CHỈ ĐỂ LẠI DẤU CHÂN”
Bạn nên chọn cách di chuyển tại rừng bằng các phương tiện không khói thải như xe đạp địa hình hoặc đi bộ.
Khi đi du lịch, bạn đừng bao giờ mua đồ lưu niệm làm từ các loài có nguy cơ tuyệt chủng như tê giác, rùa, chim hồng hoàng, rạn san hô…v.v
Hãy mua những vật dụng có thể tái sử dụng, tái chế để giảm những thứ bạn vứt bỏ, bớt đi gánh nặng rác thải tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên.
Như hiệu ứng cánh bướm, mỗi hành động nhỏ của mỗi người có thể có tác động lớn đến nhiều người, đến môi trường. Những thói quen mà chúng ta kết hợp trong quá trình sinh hoạt và trong các chuyến đi sẽ có ảnh hưởng đáng kể. Vì vậy, hãy là một người du lịch có trách nhiệm với hệ sinh thái từ hôm nay.
Ảnh: Dung Trần
Xem thêm bài viết:
Vườn Nam Cát Tiên kêu gọi không dùng túi nylon
‘Hành trình của lá’ ở rừng Nam Cát Tiên
Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt – công trình có kiến trúc độc lạ ở Việt Nam
Gọi ngay 1900 1870 (miền Nam), 1900 2045 (miền Bắc) hoặc 1900 2087 (Miền Tây) để được tư vấn khách sạn Hà Nội với giá ưu đãi thấp nhất thị trường nhé
***
Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com
from » Điểm đến https://ift.tt/Q07avNE
via IFTTT
Leave a Comment