Du lịch Lào – Không thể bỏ qua những lễ hội độc đáo

Đất nước triệu voi, hằng năm tổ chức các lễ hội đặc trưng, thể hiện nền văn hóa Phật giáo giàu bản sắc. Du lịch Lào, không thể bỏ qua những lễ hội sau đây!

Xem thêm: Du lịch Lào

Du lịch Lào – Không thể bỏ qua những lễ hội độc đáo

“Lễ hội té nước” Bunpimay

Bunpimay được tổ chức vào tháng 4 hằng năm theo Phật lịch, thu hút rất đông dân địa phương và du khách tìm đến tham gia lễ hội. Vang Vieng và cố đô Luang Prabang được du khách đến nhiều nhất trong mùa lễ hội này. Thay cho lời chúc đầu năm, người Lào “té nước” vào nhau để chúc vạn điều tốt lành, cầu mưa thuận gió hòa, năm mới ấm no.

Mọi người đều té nước vào nhau rất nồng nhiệt. Ảnh: Vnexpress

Mọi người đều “té nước” vào nhau rất nồng nhiệt. Ảnh: Vnexpress

Để bày tỏ sự tôn kính và lời chúc thọ, người trẻ hơn “té nước” vào những người lớn tuổi. Ngoài ra người ta còn “té nước” vào nhà cửa, đồ thờ cúng, vật nuôi và công cụ sản xuất. Họ luôn tin dòng nước sạch và mát sẽ giúp gột rửa những điều xấu xa, bệnh tật, chúc năm mới bình an và mạnh khỏe. Người bị ướt càng nhiều là hạnh phúc càng đong đầy.

Té nước cầu mong một năm sung túc. Ảnh: VnExpress

“Té nước” cầu mong một năm sung túc. Ảnh: VnExpress

Nếu du lịch Lào trong những ngày này, bạn hãy sẵn sàng đón nhận những lời chúc bằng nước và chuẩn bị tâm lý để bị ướt từ đầu đến chân, kể cả đang lái xe hay đi bộ. Cách tốt nhất là hãy hòa mình vào dòng người với các dụng cụ đựng nước và bảo quản thật tốt các thiết bị điện tử của mình.

Lễ hội Thạt Luổng

Lễ hội Thạt Luổng mang nét văn hóa Phật giáo rất rõ, được xem là lễ hội đặc trưng nhất ở đất nước triệu voi. Thạt Luổng tiếng Lào nghĩa là tháp lớn, đây được coi là biểu tượng của đất nước, là ngôi chùa lớn và đẹp nhất xứ sở.

Người dân nô nức tham gia lễ hội. Ảnh: Báo Nhân Dân

Người dân nô nức tham gia lễ hội. Ảnh: Báo Nhân Dân

Lễ hội diễn ra từ ngày 9/11 và kéo dài cho đến hết ngày 11/11 ở thủ đô Viêng Chăn. Phần chính của lễ Thạt Luổng là rước Phạ Sạt Phơng từ chùa Mẹ Xỉ Mương đến Thạt Luổng. Khi đến Thạt Luổng, những người rước khiêng Phạ Sạt Phơng đi vòng quanh Thạt Luổng ba vòng và dừng lại ở hậu sảnh dâng lễ sau đó được sư thầy tiếp nhận lễ vật với sự trang trọng, kính cẩn.

Lễ hội mang đậm văn hóa Phật giáo. Ảnh: VOV

Lễ hội mang đậm văn hóa Phật giáo. Ảnh: VOV

Về dự lễ hội Thạt Luổng, khách du lịch Lào ngoài việc thực hành các nghi thức tôn giáo, dâng lễ Đức Phật, còn được thưởng thức các món ăn truyền thống, tham dự nhiều hoạt động giao lưu văn hóa – văn nghệ, mua hàng thủ công mỹ nghệ được chế tác tinh xảo…

Lễ hội đua thuyền (Suang Huea)

Lễ hội đua thuyền Suang Huea trên sông Mê Kông là một trong những lễ hội lớn của Lào diễn ra khi hết Mùa chay ba tháng (tức ngày rằm tháng 11 theo Phật lịch). Lễ hội thường có 23 đội thi với các loại thuyền 12 tay chèo và 55 tay chèo. Tại lễ hội, tinh thần thi đấu thể thao được thể hiện rõ rệt, sự đoàn kết, văn minh và công bằng, những tay chèo của các đội góp mặt tại giải đua thuyền mang đến cho người xem những màn đua rất hấp dẫn trong mắt khách du lịch Lào.

Đua thuyền đầy tinh thần thể thao. Ảnh: Tạp chí Lào-Việt

Đua thuyền đầy tinh thần thể thao. Ảnh: Tạp chí Lào-Việt

Suang Huea đã có từ xa xưa, đến nay vẫn chưa xác định rõ thời gian ra đời của lễ hội. Suang Huea cũng là dịp để người dân Lào thể hiện lòng thành kính biết ơn trời đất và dòng sông đã phù hộ cho người dân có mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, là sự tỏ lòng biết ơn đến Rồng nước (paya nak) đã mang đến mưa thuận, gió hòa…

Đua thuyền truyền thống mang nhiều ý nghĩa. Ảnh: Báo Nhân Dân

Đua thuyền truyền thống mang nhiều ý nghĩa. Ảnh: Báo Nhân Dân

Lễ hội cầu mưa Bun Bangfai

Tại Lào, cứ vào trung tuần tháng 5, lễ hội cầu mưa Bun Bangfai lại được diễn ra vào những ngày khác nhau ở những nơi khác nhau và rải rác trong suốt tháng. Làng Naxone quận Pakngum, thủ đô Vientiane là nơi tổ chức lễ hội lớn so với những làng khác và thu hút đông đảo người dân Lào và khách du lịch Lào đến hòa mình vào không khí náo nhiệt của lễ hội.

Bắn pháo cầu mưa ở lễ hội. Ảnh: Air Booking

Bắn pháo cầu mưa ở lễ hội. Ảnh: Air Booking

Trước đó, quả đại pháo sử dụng trong lễ hội được phủ tấm vải có hoa văn sặc sỡ và được rước đi khắp làng. Một ngày lễ hội có 2-3 quả đại pháo được phóng lên trời. Những quả pháo này chủ yếu do các làng góp nhau làm hoặc của cá nhân, doanh nghiệp để cầu một năm làm ăn tấn tới.

Lễ hội mãn chay Okphansa

Ảnh: phatgiao.org.vn

Ảnh: phatgiao.org.vn

Được tổ chức vào dịp rằm tháng 11 trong Phật lịch Lào (vào khoảng cuối tháng 10 dương lịch), lễ hội Mãn chay là dịp các nhà sư, phật tử tập trung về chùa tổng kết những điều đã làm trong ba tháng chay và rút kinh nghiệm. Ngày chính của hội, người lớn đi chùa lễ Phật, cúng dường cầu phước. Người trẻ hơn chen nhau ra bờ sông Mekong đi hội chợ, đi gặp gỡ bạn bè và mua sắm. Đêm cuối cùng, các nhà sư làm lễ rước nến đi 3 vòng trong chùa để tưởng nhớ công đức vô lượng của Đức Phật cũng như ghi nhớ những lời răn dạy.

Lung linh lễ hội mãn chay về đêm. Ảnh: Kyluc.vn

Lung linh lễ hội mãn chay về đêm. Ảnh: Kyluc.vn

Đường từ các ngôi chùa ra sông chen chúc người đi hội. Hàng vạn người, nam thanh nữ tú nâng niu trên tay chiếc thuyền hoa đăng tròn kết bằng bẹ chuối hoặc lá dừa điểm thêm bông cúc, vạn thọ, sen… ở giữa có ngọn nến lung linh, ra bờ sông thả xuống nước và gửi theo bao điều ước tốt lành về cuộc sống.

Du lịch Lào sẽ thú vị hơn biết bao nếu được tham gia những lễ hội rất đặc trưng theo tôn giáo và tín ngưỡng của người dân nơi đây. Hãy liên hệ iVIVU để nhận những ưu đãi tốt nhất cho chuyến du lịch, và xem thêm các bài cẩm nang để trang bị kinh nghiệm cho chuyến đi thêm hoàn hảo!

Theo iVIVU.com

Click đặt ngay khách sạn khắp Việt Nam và toàn thế giới giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com



from » Điểm đến https://ift.tt/s8S6pin
via IFTTT

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.