Top 8 địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở các tỉnh miền Bắc

Miền Bắc không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt với vẻ ngoài hùng vĩ gây choáng ngợp cho khách tham quan mà các tỉnh tại đây cũng có nhiều địa điểm du lịch tâm linh để du khách viếng thăm, hành hương.

Top 8 địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở các tỉnh miền Bắc

1. Chùa Hương, Hà Nội

Chùa Hương là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Hà Tây cũ và cũng được xem là địa điểm du lịch tâm linh, nay thuộc ngoại thành Hà Nội. Nơi đây cũng được rất nhiều người đến thắp hương. Tới chùa Hương, du khách vừa được tham gia vào hành trình văn hóa tâm linh, vừa được chiêm ngưỡng những khung cảnh non xanh nước biếc của quần thể hàng chục ngôi đình, chùa mang đậm văn hóa tín ngưỡng nông nghiệp.

Quần thể chùa Hương nhìn từ trên cao.

Quần thể chùa Hương nhìn từ trên cao.

Ảnh: @ttgiianng

Ảnh: @ttgiianng

Lễ hội chùa Hương bắt đầu diễn ra từ tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là khoảng thời gian lý tưởng cho du khách thập phương gần xa trở về hành hương lễ Phật để cầu mong một năm mới bình an, mưa thuận gió hòa.

chùa huong1Đến đây, du khách còn được xuôi theo dòng suối Yến, trên dòng suối Yến, hoa súng nở rực rỡ, soi bóng xuống làn nước trong vắt, cúi xuống bạn sẽ nhìn thấy cả rong rêu dày đặc xen kẽ nhau, hai bên dòng suối là những dãy núi trập trùng nhấp nhô.

Suối Yến - đường đi vào chùa Hương. Ảnh: danviet.

Suối Yến – đường đi vào chùa Hương. Ảnh: danviet.

2. Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh

Chùa Ba Vàng còn có tên gọi khác là Bảo Quang Tự. Chùa chia thành 3 gian bái đường, 1 gian hậu cung và là chùa có tòa chính điện lớn nhất ở Việt Nam.

Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh nhìn từ trên cao. Ảnh: chuabavang.

Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh nhìn từ trên cao. Ảnh: chuabavang.

Khi bước chân vào trong, chắc chắn bạn sẽ ngỡ ngàng bởi hệ thống tượng pháp cao hơn 2m được thiết kế vô cùng đặc sắc và lạ mắt. Bạn sẽ cảm nhận được sự thanh tịnh, yên bình trong tâm hồn, xua tan đi mọi buồn phiền lo âu trong cuộc sống.

Ảnh: Toàn Dũng

Ảnh: Toàn Dũng

Ảnh: Toàn Dũng

Ảnh: Toàn Dũng

3. Thiền viện trúc lâm Yên Tử, Quảng Ninh

Thiền viện trúc lâm Yên Tử còn được gọi là chùa Lân hay Long Động Tự. Kiến trúc các ngôi chùa ở Yên Tử được dựng lại y nguyên theo kiến trúc Phật giáo ban đầu. Cổng tam quan hai tầng tám mái được xây cân xứng, bước lên các bậc đá cổng tam quan sẽ tiến vào sân chính và tới chùa. Mái chùa được lợp ngói vảy uốn cong hình đầu đao, các cột cái, cột quân ở các chùa đều được làm bằng gỗ lim quý.

Ảnh: chuaviettoancau

Ảnh: chuaviettoancau

Ảnh: chuaviettoancau

Ảnh: chuaviettoancau

Ảnh: chuaviettoancau

Ảnh: chuaviettoancau

Đến đây, du khách vừa thắp hương vừa có thể tham quan khung cảnh tuyệt đẹp, thanh bình tại đây. Lễ hội Yên Tử được tổ chức bắt đầu vào mùng 9 tháng giêng và kết thúc vào cuối tháng 3 âm lịch, nên lượng du khách đến vào thời gian này khá đông tạo nên sự nhộn nhịp.

4. Chùa Tây Phương, Hà Nội

Chùa Tây Phương là một trong những di tích quốc gia đặc biệt nằm trên ngọn núi Câu Lậu, thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Từ chân núi, để lên đến đỉnh và cổng chính của chùa thì bạn phải leo 237 bậc lát đá ong. Dọc hai bên lối đi lên chùa là những hàng cây xanh mát, che rợp con đường khách hành hương.

Ảnh: Cấn Văn Linh

Ảnh: Cấn Văn Linh

Ảnh: chuaviettoancau

Ảnh: chuaviettoancau

Ảnh: chuaviettoancau

Ảnh: chuaviettoancau

Đây là nơi hội tụ những kiệt tác điêu khắc, chạm trổ, phù điêu và tạc tượng. Tất cả những nét kiến trúc đó đều được tạo ra từ bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng mộc truyền thống Chàng Sơn – làng mộc lâu đời và nổi tiếng xứ Đoài. Chùa Tây Phương còn nổi tiếng với bộ tượng Phật gồm 64 bức tượng các vị La Hán được tạc và chạm khắc vô cùng tinh xảo.

5. Chùa Trầm, Hà Nội

Chùa Trầm được xây dựng dựa trên vách núi Trầm hay còn được gọi là Tử Trầm Sơn mang đậm dấu ấn kiến trúc và văn hóa tâm linh đặc trưng của cư dân đồng bằng Bắc Bộ. Du khách đến với chùa Trầm có thể chiêm ngưỡng phong cảnh đặc sắc nơi đây. Bạn cũng có thể đi dã ngoại, leo núi, cắm trại và tổ chức các hoạt động ngoài trời.

Chùa -Trầm-ivivu Chùa -Trầm-ivivu-2 Chùa -Trầm-ivivu-1

Lễ hội chùa Trầm là dịp để du khách thập phương hành hương lễ Phật đầu năm. Lễ hội được tổ chức long trọng với nhiều hoạt động, trò chơi dân gian… Đặc biệt vào khoảng tháng 3 âm lịch là mùa hoa gạo nở, cả núi Trầm tràn ngập trong sắc đỏ rực rỡ của hoa gạo.

6.Chùa Mía, Hà Nội

Là một ngôi chùa nằm trong khu di tích làng cổ Đường Lâm – được coi là “Bảo tàng của lối sống nông nghiệp” bởi nơi đây đặc biệt thu hút du khách với vẻ đẹp mộc mạc giản dị đậm “chất quê” với bờ ao sen đầu làng, cánh đồng cỏ xanh mướt và những công trình kiến trúc nhà ở đậm chất truyền thống.

Ảnh: chuaviettoancau

Ảnh: chuaviettoancau

Ảnh: vnexpress

Ảnh: vnexpress

Tòa bảo tháp Cửu phẩm Liên Hoa. Ảnh: vnexpress.

Tòa bảo tháp Cửu phẩm Liên Hoa. Ảnh: vnexpress.

Chùa Mía được mệnh danh là ngôi chùa lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật nhất Việt Nam, do Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công bố. Đến đây, du khách hãy tham quan và tìm hiểu những điều đặc biệt tại đây nhé. Với kiến trúc độc đáo và những tác phẩm điêu khắc có giá trị, chùa Mía được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

7. Chùa Bối Khê, Hà Nội

Bối Khê là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Bắc Bộ với niên đại 600 năm, lưu giữ nhiều nét độc đáo. Chùa được xây trên một khu đất khá rộng rãi, với phần cổng tách biệt bên ngoài, qua cây cầu gạch và một con đường rồi mới vào đến chùa. Chùa hội tụ rất nhiều những nét kiến trúc, mỹ thuật tiêu biểu của nhiều thời kỳ, một phần do yếu tố trùng tu có giữ lại những vật liệu của thời kỳ trước để tận dụng.

Ảnh: kinhtedothi

Ảnh: kinhtedothi

Ảnh: haufo.hanoi.gov

Ảnh: haufo.hanoi.gov

chua-boi-khe-ivivu-4

Ảnh: haufo.hanoi.gov

chua-boi-khe-ivivu-3

Ảnh: haufo.hanoi.gov

8. Đền Sóc, Hà Nội

Đến Sóc được nhà nước xếp hạng Khu di tích văn hóa lịch sử vào năm 1962 gồm có 6 công trình kiến tạo, mỗi công trình có một giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật riêng biệt. Tâm điểm của tập hợp các di tích này là đền Thượng – nơi thờ Đức Thánh Gióng với quy mô đồ sộ, kiến trúc theo kiểu chuôi vồ, bên ngoài ngôi đền gồm năm gian hai trái, bên trong là hậu cung.

đền sóc

đền sócqĐứng trên đỉnh núi nhìn ra xa ngút tầm mắt là một khoảng không gian bao la với bát ngát ruộng đồng, rừng cây xanh mướt, và quan trọng hơn là du khách đã vượt qua một quãng đường leo núi thật là dài và gian nan để được hiểu thêm, cảm nhận sâu hơn về truyền thống hào hùng của dân tộc.

Theo iVIVU.com

Gọi ngay 1900 1870 (miền Nam), 1900 2045 (miền Bắc) hoặc 1900 2087 (Miền Tây) để được tư vấn khách sạn Hà Nội với giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com



from » Điểm đến https://ift.tt/YKFzsJZ
via IFTTT

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.