Đừng vội lấy chồng khi chưa kịp đến 10 cổ trấn Trung Quốc đẹp như phim

Vẻ đẹp yên tĩnh, bình dị, mang đậm dấu thời gian của những cổ trấn Trung Quốc này luôn làm say mê du khách trên toàn thế giới.

Đừng vội lấy chồng khi chưa kịp đến 10 cổ trấn Trung Quốc đẹp như phim

Châu Trang cổ trấn (Giang Tô)

Nằm cách thành phố Côn Sơn khoảng 40km, cổ trấn Châu Trang thuộc tỉnh Giang Tô là đô thị bên sông ra đời sớm và tiêu biểu nhất Trung Quốc. Người Trung Quốc thường tự hào gọi Châu Trang là thị trấn nước đệ nhất hay “Venice của phương Đông”.

Cổ trấn Trung Quốc này yên tĩnh, bình dị với những ngôi nhà mái rêu phong, đèn lồng đỏ, con đường cổ kính với dòng kênh xanh. Để cảm nhận được sự trầm mặc của không gian nơi đây, bạn hãy thử đi thuyền 20 phút, chắc chắn sẽ cảm thấy vô cùng tuyệt vời.

Ảnh: Merytrip.

Ảnh: Merytrip

Phù Dung Trấn (Hồ Nam)

Phù Dung là một thị trấn cổ được xây dựng hơn 2.000 năm trước tại huyện Vĩnh Thuận, thuộc châu tự trị của người Thổ Gia và Miêu. Trước đây, thị trấn có tên là Vương Thôn, nơi ở của vua Thổ Gia, tuy nhiên đã được đổi thành Phù Dung trấn, sau khi bộ phim cùng tên của đạo diễn Tạ Tấn nổi tiếng năm 1986.

Ảnh:Hoàng Anh Tuấn

Ảnh:Hoàng Anh Tuấn

Phù Dung trấn tọa lạc tại khu vực miền núi tỉnh Hồ Nam, cách thành phố Trương Gia Giới khoảng 100 km. Được bao quanh bởi những ngọn núi và suối nước, trấn cổ Phù Dung là nơi lưu giữ những kiến trúc và văn hóa dân tộc lâu đời của người Thổ Gia.

Tây Đường cổ trấn (Chiết Giang)

Nằm cách Thượng Hải 80 km, cổ trấn Tây Đường thuộc huyện Gia Thiện, Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang. Cổ trấn Trung Quốc này mê hoặc du khách với không gian cổ kính, trữ tình.  Tại đây, du khách có thể tản bộ trên phố hoặc đi thuyền trên những dòng sông để tham quan cổ trấn hơn 1.000 năm tuổi này.

Ảnh: Scenic

Ảnh: Scenic

Tây Đường là một thị trấn sông nước, có tới chín con sông chảy qua địa bàn của Tây Đường chia thị trấn cổ này thành 8 phần được nối với nhau bằng 27 cây cầu đá cổ. Đến Tây Đường mà không ngồi thuyền du ngoạn trên sông thì quả thật là một điều đáng tiếc. Khi đến buổi hoàng hôn, bạn có thể nghe tiếng cót két của những chiếc thuyền. Lúc này rất nhiều du khách xếp hàng dày đặc để có thể đi thuyền, ngồi trong thuyền êm ả trôi theo dòng nước, chiêm ngưỡng cảnh sắc tuyệt đẹp của cổ trấn.

Lệ Giang Cổ Trấn (Vân Nam)

Là cổ trấn tiêu biểu nhất xây cuối đời Nam Tống ở độ cao 2.400m, Lệ Giang được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới năm 1997. Đúng như suy nghĩ của mọi người về một cổ trấn cổ,  Lệ Giang hiện ra với những nếp nhà người Nạp Tây lợp ngói đỏ tồn tại hàng trăm năm trước, gần 350 cây cầu lát đá in hoa văn thanh nhã bắc ngang các bờ kênh trong vắt của hồ Hắc Long… cho đến những dãy hàng lưu niệm treo đầy đèn lồng đỏ rực rỡ sắc màu khi đêm về.

Ảnh:Huỳnh Tuyết

Ảnh:Huỳnh Tuyết

Đại Lý cổ trấn (Vân Nam)

Cách Côn Minh 360km, khu thành cố nhỏ xinh nằm dựa lưng vào dãy Thương Sơn và nhìn ra phía hồ Nhĩ Hải rộng lớn, đón chào khách ghé thăm bằng một cổng chào cổ kính rêu phong. Nhiều bộ phim truyền hình Trung Quốc nổi tiếng như Thiên Long Bát Bộ của nhà văn Kim Dung và Công chúa Đại Lý đã sử dụng bối cảnh thành cổ này đưa vào phim.

Ảnh: china-hotels.ws

Ảnh: china-hotels.ws

Cổ trấn Đồng Lý (Giang Tô)

Đồng Lý là một cổ trấn nhỏ của Tô Châu, tỉnh Giang Tô với lối thiết kế cổ xưa có niên đại hàng trăm năm. Vẻ đẹp thâm trầm, sâu lắng bên hồ Taihu với những ngôi nhà cổ kính mang dáng dấp lịch sử và kéo dài hàng trăm tuổi, thể hiện rõ nét bề dày văn hóa Trung Hoa. Điểm nổi bật nhất của cổ trấn Trung Quốc này là các con kênh, cây cầu chạm khắc tinh xảo, vườn hoa đủ màu sắc, những chiếc thuyền nhẹ nhàng trôi, con người bình dị cùng cuộc sống sinh hoạt cổ xưa, yên bình đã tạo nên một bức tranh hữu tình, nhẹ nhàng mà sâu lắng.

Ảnh:@liyinism

Ảnh:@liyinism

Hoành Thôn (An Huy)

Hoành Thôn là ngôi làng cổ có tuổi đời hơn 800 tuổi, nằm dưới chân núi Hoàng Sơn, thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc. Những ngôi nhà trong làng đều in đậm dấu ấn thời gian với mái ngói rêu phong, tường gạch cũ kỹ. Hiện nay, Hoành Thôn còn khoảng hơn 100 ngôi nhà cổ được bảo tồn nguyên vẹn từ thời nhà Minh, Thanh. Mỗi ngôi nhà đều có nét khác biệt riêng.

Ảnh:tour.settour

Ảnh:tour.settour

Ô Trấn (Chiết Giang)

Nằm ở phía nam sông Dương Tử (thuộc tỉnh Chiết Giang), thành cổ Ô Trấn hơn 1.300 năm tuổi mang dáng dấp một “Venice của châu Á”. Nơi đây có những dòng kênh xanh uốn lượn và cây cầu đá cong cong được chạm khắc tinh xảo bắc ngang đôi bờ.

Ảnh:iamatravelblog

Ảnh:iamatravelblog

Điểm đặc biệt của Ô Trấn là dù trải qua suốt hơn 1.000 năm lịch sử nhưng cổ trấn này chưa một lần thay tên đổi họ. Trước khi ngành đường sắt ra đời ở Trung Quốc, thuyền bè là cách duy nhất để di chuyển giữa các vùng và thị trấn nằm dọc theo sông Dương Tử. Ở Ô Trấn, bạn sẽ cảm nhận được hơi thở của thời gian qua từng góc phố, từng viên gạch nhỏ.

Dương Sóc (Quế Lâm)

Nếu bạn muốn quên đi thời gian và trải nghiệm cảm giác thư thái, an yên, thưởng thức những món ngon hay đi dạo ngắm các ngôi nhà cổ, Dương Sóc chính là nơi dành cho bạn. Để có thể thưởng thức trọn vẹn cảnh đẹp của thị trấn cổ Dương Sóc, bạn nên bắt một chiếc thuyền xuôi dòng sông Li để ghé thăm những địa điểm nổi tiếng tại vùng đất này.

Ảnh:iamatravelblog

Ảnh:iamatravelblog

Phượng Hoàng cổ trấn (Hồ Nam)

Phượng Hoàng là thị trấn cổ được xây dựng bên dòng Đà Giang, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Nơi này đã có lịch sử hơn 1.000 năm tuổi và là một trong những di tích văn hóa hấp dẫn bậc nhất ở đất nước Vạn Lý Trường Thành. Thật thú vị khi ở một cổ trấn mà danh tiếng về du lịch của nó đã lan đi khá xa này, người dân tộc ở đây vẫn đang giữ lại cho mình những nét sinh hoạt rất riêng và xưa cũ. Giữa không gian yên tĩnh buổi sáng, chỉ có vang từ xa lại tiếng cười nói của các chị, tiếng giặt giũ, bạn sẽ thấy thoải mái và thư giãn lạ kỳ.

Ảnh: Nguyễn Thùy Linh

Ảnh: Nguyễn Thùy Linh

Theo iVIVU.com

 


Gọi ngay 1900 1870 (miền Nam) hoặc 1900 2045 (miền Bắc) hoặc 19002087 (Miền Tây) để được tư vấn khách sạn Trung Quốc giá ưu đãi tốt nhất tại iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com



from » Điểm đến https://ift.tt/2UaGPoT
via IFTTT

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.