Địa đạo Kỳ Anh – một huyền thoại trong lòng đất của tỉnh Quảng Nam

Cách thành phố Tam Kỳ 7km, địa đạo Kỳ Anh được biết đến như một chiến hào trong lòng đất lớn thứ 3 của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, là địa chỉ không thể bỏ qua khi khám phá di sản Quảng Nam.

Địa đạo Kỳ Anh – một huyền thoại trong lòng đất của tỉnh Quảng Nam

dia-dao-ky-anh-ivivu-1Địa đạo Kỳ Anh bắt đầu được đào từ tháng 5 năm 1965 và hoàn thành vào năm 1967. Giai đoạn đầu, việc đào địa đạo xuất phát từ nhu cầu thực tế của quân và dân địa phương, chỉ là những đoạn hầm ngắn dùng để trú ẩn tránh bom đạn. Về sau, ý tưởng làm địa đạo mới xuất hiện và trở thành nơi trú ẩn của người dân, cán bộ địa phương.

Ngôi đền trên địa đạo

Địa đạo ẩn dưới đình làng.

Chiều cao địa đạo. Ảnh: VnExpress

Chiều cao địa đạo. Ảnh: Vnexpress.

Hiện vật được trưng bày trong nhà trưng bày. Ảnh: VnExpress

Hiện vật được trưng bày trong nhà trưng bày. Ảnh: Vnexpress.

Phòng họp trong hầm chỉ huy.

Phòng họp trong hầm chỉ huy.

Tổng chiều dài địa đạo Kỳ Anh khoảng 32 km, chiều rộng từ 0,5- 0,8 m, chiều cao khoảng 0,8-1m. Trong lòng địa đạo có nơi rất hẹp, nhằm đề phòng khi địch phát hiện, dùng hơi cay hay lựu đạn ném xuống, ta dễ dàng bịt kín ngăn đoạn còn lại để tránh thương vong. Địa đạo có hình dạng ô bàn cờ, quanh co uốn khúc, nhiều ngõ ngách, chạy dài men theo các lùm cây, nhiều đoạn được đào xuyên qua nền nhà dân, qua giếng nước, gian bếp…

dia-dao-ky-anh-ivivu-3

Học sinh vào thăm địa đạo. Ảnh: VnExpress

Học sinh vào thăm địa đạo. Ảnh: Vnexpress.

Địa đạo Kỳ Anh khác với địa đạo Vịnh Mốc hay Củ Chi, là ở chỗ được đào ở một vùng đất cát, do đó phải được đào xuyên qua tầng đất cứng, đất sét, đất như đá ong mới không bị sụt lở. Người dân đào địa đạo hoàn toàn bằng các công cụ thủ công và dùng sức người là chính như cuốc, xẻng, xà beng và dùng mủng, thúng để đem đất đổ đi nơi khác. Lực lượng đào địa đạo chính là bộ đội, du kích địa phương, phụ nữ, nông dân, thanh thiếu niên.

Một lối vào địa đạo được ẩn giấu dưới đống rơm

Một lối vào địa đạo được ẩn giấu dưới đống rơm.

dia-dao-ky-anh-ivivu-11

Ảnh: Zing.vn

Ảnh: Zing.vn

Để ngụy trang cho các lối lên xuống địa đạo, người dân thường đào các lối lên xuống này ngay dưới cây rơm, dưới máng cho lợn ăn… để tránh sự phát hiện của lính Mỹ. Hệ thống địa đạo ngoài hầm bí mật còn có hầm công khai thường được sử dụng chiến đấu trực tiếp mỗi khi địch càn quét. Nếu chẳng may bị phát hiện, các chiến sĩ sẽ thoát vào địa đạo bằng lối bí mật. Để ngụy trang cho lối đi bí mật ấy, người dân dùng các tảng đá ong xếp chặt với nhau.

dia-dao-ky-anh-ivivu-5

dia-dao-ky-anh-ivivu-10

Các giếng làng có lối thông với địa đạo. Ảnh: Zing.vn

Các giếng làng có lối thông với địa đạo. Ảnh: Zing.vn.

Địa đạo Kỳ Anh là thành trì vững chắc giúp quân dân trụ bám và chiến đấu, là nơi để bảo tồn lực lượng, tổ chức phản công, tập kích địch bất ngờ và giữ vững địa bàn hoạt động. Địa đạo còn là nơi ẩn nấp của các cán bộ bám trụ sát dân, nắm chắc từng địa bàn được phân công phụ trách. Đồng thời địa đạo cũng là nơi tổ chức sơ cấp cứu thương binh, nơi tiếp tế lương thực cho lực lượng vũ trang quân khu.

dia-dao-ky-anh-ivivu-6

dia-dao-ky-anh-ivivu-9Địa đạo Kỳ Anh là dấu ấn lịch sử của thời kỳ chống Mỹ cứu nước, thể hiện ý chí sắt đá và tinh thần sáng tạo vì độc lập tự do, vì sự sống còn của quê hương đất nước. Ngày nay, trong hành trình khám phá Quảng Nam thân thương, du khách không thể bỏ qua điểm đến lịch sử này để hiểu hơn về một thời kỳ gian lao nhưng vẻ vang của dân tộc.

dia-dao-ky-anh-ivivu-7

dia-dao-ky-anh-ivivu-8

Lối vào đại đạo dưới nền nhà. Ảnh: Zing.vn

Lối vào địa đạo dưới nền nhà. Ảnh: Zing.vn.

Hướng dẫn cách đặt tour Đà Nẵng – Hội An hấp dẫn:

- Gọi (028) 3933 8002 để được tư vấn.

- Đặt online và xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY.

Theo iVIVU.com

Click đặt ngay khách sạn Quảng Nam giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com



from » Điểm đến https://ift.tt/zIOUixT
via IFTTT

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.