9 điều gây phiền nhiễu cho cuộc sống người Nhật

Một số truyền thống văn hóa Nhật Bản rất kỳ lạ, không chỉ khiến du khách nước ngoài ngạc nhiên mà ngay cả chính người Nhật cũng khó chịu, ngán ngẩm.

9 điều gây phiền nhiễu cho cuộc sống người Nhật Bản

1. Hàng xóm có thể khiếu nại về những người đi bộ quá to hoặc gây ồn nhiều. Ở Nhật Bản, sự yên tĩnh không chỉ được tuân thủ tại các địa điểm và phương tiện giao thông công cộng, mà còn ở nhà. Người Nhật sử dụng vật liệu rất nhẹ để xây dựng, tường mỏng và dẫn đến cách âm kém. Một blogger người Nga từng kể hàng xóm phàn nàn với chủ nhà vì anh đóng cửa tủ quần áo quá mạnh. Tuy nhiên, không phải tất cả người Nhật đều im lặng và nhón chân đi trong nhà, đặc biệt là người trẻ. Họ cũng thích tiệc tùng, nghe nhạc và nói chuyện lớn tiếng.

1. Hàng xóm có thể khiếu nại về những người đi bộ quá to hoặc gây ồn nhiều. Ở Nhật Bản, sự yên tĩnh không chỉ được tuân thủ tại các địa điểm và phương tiện giao thông công cộng, mà còn ở nhà. Người Nhật sử dụng vật liệu rất nhẹ để xây dựng, tường mỏng và dẫn đến cách âm kém. Một blogger người Nga từng kể hàng xóm phàn nàn với chủ nhà vì anh đóng cửa tủ quần áo quá mạnh. Tuy nhiên, không phải tất cả người Nhật đều im lặng và nhón chân đi trong nhà, đặc biệt là người trẻ. Họ cũng thích tiệc tùng, nghe nhạc và nói chuyện lớn tiếng.

2. Không thể giải quyết xung đột bằng cách nói chuyện cá nhân. Có lẽ bạn thắc mắc tại sao người hàng xóm không sang gõ cửa và yêu cầu nam blogger đóng cửa tủ mạnh tay kia giữ im lặng? Vấn đề là cách giải quyết này không phù hợp ở Nhật Bản. Cách đối phó với hàng xóm chỉ có thể là viết thư cho chủ nhà. Sau đó, chủ nhà có trách nhiệm đưa ra thông báo hàng xóm đang phàn nàn về tiếng ồn và người gây phiền toái nên dừng lại. Đôi khi, chỉ một vấn đề nhưng phải cần vài thư khiếu nại mới có thể giải quyết.

2. Không thể giải quyết xung đột bằng cách nói chuyện cá nhân. Có lẽ bạn thắc mắc tại sao người hàng xóm không sang gõ cửa và yêu cầu nam blogger đóng cửa tủ mạnh tay kia giữ im lặng? Vấn đề là cách giải quyết này không phù hợp ở Nhật Bản. Cách đối phó với hàng xóm chỉ có thể là viết thư cho chủ nhà. Sau đó, chủ nhà có trách nhiệm đưa ra thông báo hàng xóm đang phàn nàn về tiếng ồn và người gây phiền toái nên dừng lại. Đôi khi, chỉ một vấn đề nhưng phải cần vài thư khiếu nại mới có thể giải quyết.

3. Quảng cáo âm thanh trên đường phố gây khó chịu, thậm chí vào cuối tuần. Bất chấp các quy tắc nghiêm ngặt về sự im lặng, có rất nhiều quảng cáo âm thanh ở Nhật Bản, cả đứng yên và di chuyển, ví dụ xe tải có loa trên mái. Họ lái xe trên đường phố và quảng bá mọi thứ: Dịch vụ sửa chữa, tiệm bánh... Nhiều người khó chịu vì những chiếc xe tải này làm gián đoạn giấc ngủ, ngay cả vào chủ nhật, ngày duy nhất người đi làm được ngủ thoải mái.

3. Quảng cáo âm thanh trên đường phố gây khó chịu, thậm chí vào cuối tuần. Bất chấp các quy tắc nghiêm ngặt về sự im lặng, có rất nhiều quảng cáo âm thanh ở Nhật Bản, cả đứng yên và di chuyển, ví dụ xe tải có loa trên mái. Họ lái xe trên đường phố và quảng bá mọi thứ: Dịch vụ sửa chữa, tiệm bánh… Nhiều người khó chịu vì những chiếc xe tải này làm gián đoạn giấc ngủ, ngay cả vào chủ nhật, ngày duy nhất người đi làm được ngủ thoải mái.

4. Kết bạn với người nước ngoài để trục lợi. Các phương tiện truyền thông thường nói về việc làm bạn với người Nhật rất khó. Tuy nhiên, cộng đồng “Gaijin hunter” (tạm dịch: thợ săn người ngoại quốc) ở Nhật lại dễ dàng kết bạn, thậm chí hẹn hò với người nước ngoài. Mục đích của họ là khoe khoang với bạn bè hoặc học ngoại ngữ miễn phí.

4. Kết bạn với người nước ngoài để trục lợi. Các phương tiện truyền thông thường nói về việc làm bạn với người Nhật rất khó. Tuy nhiên, cộng đồng “Gaijin hunter” (tạm dịch: thợ săn người ngoại quốc) ở Nhật lại dễ dàng kết bạn, thậm chí hẹn hò với người nước ngoài. Mục đích của họ là khoe khoang với bạn bè hoặc học ngoại ngữ miễn phí.

5. Người Nhật chia đối tượng tiếp xúc thành 2 nhóm: Uchi và Soto. Uchi là vòng tròn bên trong, bao gồm gia đình, bạn bè thân thiết và đôi khi là đồng nghiệp trong nhiều năm. Tất cả người khác là Soto. Sự phân biệt 2 nhóm này rõ ràng đến nỗi người Nhật sử dụng cấu trúc ngữ pháp khác nhau để nói chuyện với họ. Việc chuyển đổi từ Uchi sang Soto mất rất nhiều thời gian. Một số người Nhật trẻ và tiến bộ nhận thấy hệ thống này có hại cho xã hội, là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tự tử và phong trào thoát ly xã hội Hikikomori.

5. Người Nhật chia đối tượng tiếp xúc thành 2 nhóm: Uchi và Soto. Uchi là vòng tròn bên trong, bao gồm gia đình, bạn bè thân thiết và đôi khi là đồng nghiệp trong nhiều năm. Tất cả người khác là Soto. Sự phân biệt 2 nhóm này rõ ràng đến nỗi người Nhật sử dụng cấu trúc ngữ pháp khác nhau để nói chuyện với họ. Việc chuyển đổi từ Uchi sang Soto mất rất nhiều thời gian. Một số người Nhật trẻ và tiến bộ nhận thấy hệ thống này có hại cho xã hội, là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tự tử và phong trào thoát ly xã hội Hikikomori.

6. Hơn 700.000 người có lối sống Hikikomori. Tuổi trung bình là 31. Hikikomori là những người sẵn sàng tự cô lập khỏi xã hội (thường là người trẻ). Hầu hết thời gian họ sống xa người thân, hiếm khi rời khỏi phòng riêng, thức ăn và mọi thứ cần thiết được giao tận nơi. Một số người không liên lạc với người khác và chỉ ở nhà trong suốt 7-10 năm. Chính phủ Nhật Bản lo lắng về hiện tượng này trong thời gian dài và tìm mọi cách để đưa những người Hikikomori trở lại cuộc sống bình thường.

6. Hơn 700.000 người có lối sống Hikikomori. Tuổi trung bình là 31. Hikikomori là những người sẵn sàng tự cô lập khỏi xã hội (thường là người trẻ). Hầu hết thời gian họ sống xa người thân, hiếm khi rời khỏi phòng riêng, thức ăn và mọi thứ cần thiết được giao tận nơi. Một số người không liên lạc với người khác và chỉ ở nhà trong suốt 7-10 năm. Chính phủ Nhật Bản lo lắng về hiện tượng này trong thời gian dài và tìm mọi cách để đưa những người Hikikomori trở lại cuộc sống bình thường.

7. Tỷ lệ ngoại tình ở Nhật Bản là khoảng 20%. Có rất ít vụ ly hôn ở Nhật Bản. Ngay cả khi hôn nhân có vấn đề, 2 vợ chồng vẫn chọn ở cùng nhau. Phụ nữ lo lắng nếu ly hôn, họ sẽ gặp rắc rối tài chính, còn đàn ông sợ không được gặp con cái. Một số vùng vẫn có tình trạng sắp đặt hôn nhân trong khi mối quan hệ yêu đương trước kết hôn được coi là không phù hợp. Đây là lý do dẫn đến tỷ lệ vợ/chồng không chung thủy ở Nhật rất cao. Theo một cuộc khảo sát, 15,2% phụ nữ và 20,5% đàn ông lừa dối bạn đời của họ.

7. Tỷ lệ ngoại tình ở Nhật Bản là khoảng 20%. Có rất ít vụ ly hôn ở Nhật Bản. Ngay cả khi hôn nhân có vấn đề, 2 vợ chồng vẫn chọn ở cùng nhau. Phụ nữ lo lắng nếu ly hôn, họ sẽ gặp rắc rối tài chính, còn đàn ông sợ không được gặp con cái. Một số vùng vẫn có tình trạng sắp đặt hôn nhân trong khi mối quan hệ yêu đương trước kết hôn được coi là không phù hợp. Đây là lý do dẫn đến tỷ lệ vợ/chồng không chung thủy ở Nhật rất cao. Theo một cuộc khảo sát, 15,2% phụ nữ và 20,5% đàn ông lừa dối bạn đời của họ.

8. Những người yêu nhau chỉ gặp gỡ 1-2 lần/tháng. Các cặp đôi yêu nhau ở Nhật Bản không gặp nhau mỗi ngày. Họ hoàn toàn ổn khi gặp nhau chỉ một vài lần trong tháng. Không dành thời gian cho nhau, họ cũng không nhắn tin liên tục hay gửi ảnh. Điều này không có nghĩa là họ không yêu nhau. Bên cạnh đó, Nhật Bản không phát triển văn hóa tán tỉnh. Những người đang yêu cũng không thể hiện tình cảm ở nơi công cộng, điều duy nhất họ làm là nắm tay nhau.

8. Những người yêu nhau chỉ gặp gỡ 1-2 lần/tháng. Các cặp đôi yêu nhau ở Nhật Bản không gặp nhau mỗi ngày. Họ hoàn toàn ổn khi gặp nhau chỉ một vài lần trong tháng. Không dành thời gian cho nhau, họ cũng không nhắn tin liên tục hay gửi ảnh. Điều này không có nghĩa là họ không yêu nhau. Bên cạnh đó, Nhật Bản không phát triển văn hóa tán tỉnh. Những người đang yêu cũng không thể hiện tình cảm ở nơi công cộng, điều duy nhất họ làm là nắm tay nhau.

9. Không mua quà cho người thân và đồng nghiệp khi đi du lịch là kỳ quặc. Ngay cả chuyến đi chơi ngắn trong ngày đến thị trấn kế bên, người Nhật cũng phải mua quà lưu niệm (omiyage) cho đồng nghiệp và người thân. Ở Nhật Bản, thậm chí còn có câu nói đùa rằng một người Nhật bình thường dành 15 phút để ngắm cảnh và 45 phút để chọn omiyage.

9. Không mua quà cho người thân và đồng nghiệp khi đi du lịch là kỳ quặc. Ngay cả chuyến đi chơi ngắn trong ngày đến thị trấn kế bên, người Nhật cũng phải mua quà lưu niệm (omiyage) cho đồng nghiệp và người thân. Ở Nhật Bản, thậm chí còn có câu nói đùa rằng một người Nhật bình thường dành 15 phút để ngắm cảnh và 45 phút để chọn omiyage.

IVIVU.COM GỢI Ý MỘT SỐ TOUR DU LỊCH NHẬT BẢN GIÁ TỐT

1. Tour Nhật Bản 5N4D: Tokyo – Núi Phú Sĩ – Mùa Hoa Anh Đào

2. Tour Nhật Bản 5N5D : Cung Đường Vàng

Theo Uyên Hoàng/ Zing news

Gọi ngay 1900 1870 (Miền Nam), 1900 2045 (Miền Bắc) hoặc 1900 2087 (Miền Tây) để được tư vấn khách sạn Nhật Bản với giá ưu đãi cực tốt

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com



from » Điểm đến https://ift.tt/2HVIvgL
via IFTTT

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.