Bhutan qua lăng kính của du khách Việt

Trái với thời tiết, địa hình khắc nghiệt của dãy Himalaya, đất nước Bhutan bình dị và êm đềm từ nhà cửa, con người đến cỏ cây.

Xem thêm: Du lịch Bhutan

Bhutan qua lăng kính của du khách Việt

Nguyễn Nhất Vũ (ảnh) vừa có chuyến du xuân 5 ngày ở "đất nước hạnh phúc nhất thế giới" Bhutan. Đây là chuyến đi thứ 5 của anh tới dãy núi cao nhất thế giới Himalaya. Trước đó, Nhất Vũ đã trekking 2 tuần ở Himalaya thuộc Nepal, 14 ngày khám phá Bắc Ấn với những con đèo cao nhất thế giới, cắm trại tại Trại nền Everest cao 5.350 m ở Tây Tạng và sống những ngày mùa thu ở Pakistan. Tuy nhiên với anh, Bhutan lại là một trải nghiệm hoàn toàn khác. Ở đây, vạn vật đều bình yên, từ cây cỏ, nhà cửa đến con người. Ngày đầu tiên (27/1), sau khi máy bay hạ cánh ở sân bay Paro, anh Vũ di chuyển tới thủ đô Thimphu, cách khoảng 50 km để nghỉ ngơi. Ngày hôm sau, anh dành thời gian khám phá thành phố này.

Nguyễn Nhất Vũ (ảnh) vừa có chuyến du xuân 5 ngày ở “đất nước hạnh phúc nhất thế giới” Bhutan. Đây là chuyến đi thứ 5 của anh tới dãy núi cao nhất thế giới Himalaya. Trước đó, Nhất Vũ đã trekking 2 tuần ở Himalaya thuộc Nepal, 14 ngày khám phá Bắc Ấn với những con đèo cao nhất thế giới, cắm trại tại Trại nền Everest cao 5.350 m ở Tây Tạng và sống những ngày mùa thu ở Pakistan. Tuy nhiên với anh, Bhutan lại là một trải nghiệm hoàn toàn khác. Ở đây, vạn vật đều bình yên, từ cây cỏ, nhà cửa đến con người. Ngày đầu tiên (27/1), sau khi máy bay hạ cánh ở sân bay Paro, anh Vũ di chuyển tới thủ đô Thimphu, cách khoảng 50 km để nghỉ ngơi. Ngày hôm sau, anh dành thời gian khám phá thành phố này.

Trong ấn tượng của anh, cuộc sống con người ở Bhutan rất yên bình. Vì không có đèn giao thông, cảnh sát làm nhiệm vụ điều tiết ở ngã tư vào giờ cao điểm.

Trong ấn tượng của anh, cuộc sống con người ở Bhutan rất yên bình. Vì không có đèn giao thông, cảnh sát làm nhiệm vụ điều tiết ở ngã tư vào giờ cao điểm.

Ngày 2, từ Thimphu, Nhất Vũ tiếp tục hành trình tới cố đô Punakha, điểm đến không nên bỏ lỡ ở Bhutan, cách thủ đô Thimphu gần 3 giờ xe. Nơi đây từng là thủ đô của quốc gia này cho đến năm 1955. Với khí hậu ấm áp, Punakha là điểm đến thích hợp dành cho du khách muốn tìm hiểu Bhutan cổ kính. Trên ảnh là cung điện Hạnh phúc Punakha Dzong, nơi sinh hoạt trước đây của hoàng gia và những vị cao tăng vào mùa đông. Cung điện cũng là nơi tổ chức đám cưới của đức vua vào năm 2011.

Ngày 2, từ Thimphu, Nhất Vũ tiếp tục hành trình tới cố đô Punakha, điểm đến không nên bỏ lỡ ở Bhutan, cách thủ đô Thimphu gần 3 giờ xe. Nơi đây từng là thủ đô của quốc gia này cho đến năm 1955. Với khí hậu ấm áp, Punakha là điểm đến thích hợp dành cho du khách muốn tìm hiểu Bhutan cổ kính. Trên ảnh là cung điện Hạnh phúc Punakha Dzong, nơi sinh hoạt trước đây của hoàng gia và những vị cao tăng vào mùa đông. Cung điện cũng là nơi tổ chức đám cưới của đức vua vào năm 2011.

Hai tu sĩ đi dạo trong tu viện Punakha Dzong. Theo anh Vũ, khi đến cố đô Punakha, du khách có thể ghé thăm Chimi Lhakhang, tu viện hình vuông với một mái nhà chạy chỉ bằng vàng.

Hai tu sĩ đi dạo trong tu viện Punakha Dzong. Theo anh Vũ, khi đến cố đô Punakha, du khách có thể ghé thăm Chimi Lhakhang, tu viện hình vuông với một mái nhà chạy chỉ bằng vàng.

Ngày thứ 3, Nhất Vũ quay lại Paro, tiếp tục hành trình tại thị trấn thung lũng với nhiều điểm đến linh thiêng và các tòa nhà lịch sử. Trong ảnh là Kyichu Lhakhang, một trong những ngôi đền cổ và đẹp nhất của Bhutan. Nhà nguyện chính ở đây có nguồn gốc từ thế kỷ 7.

Ngày thứ 3, Nhất Vũ quay lại Paro, tiếp tục hành trình tại thị trấn thung lũng với nhiều điểm đến linh thiêng và các tòa nhà lịch sử. Trong ảnh là Kyichu Lhakhang, một trong những ngôi đền cổ và đẹp nhất của Bhutan. Nhà nguyện chính ở đây có nguồn gốc từ thế kỷ 7.

Anh được tiếp đón tại Học viện Phật giáo Bhutan.

Anh được tiếp đón tại Học viện Phật giáo Bhutan.

Ngày 4, Nhất Vũ tới tu viện Tiger's Nest hay còn gọi Paro Taktsang. Theo anh, đường đi ở đây khá dễ đi, nên trekking toàn chặng từ chân núi, tuy nhiên có những đoạn dốc cao, khiến hành trình hết khoảng 3 giờ. "Người Bhutan tin rằng đây là lòng thành với Đức Phật và Đức Liên Hoa Sinh", anh Vũ nói. Tuy nhiên, du khách, đặc biệt là người lớn tuổi có thể đi ngựa lên tu viện.

Ngày 4, Nhất Vũ tới tu viện Tiger’s Nest hay còn gọi Paro Taktsang. Theo anh, đường đi ở đây khá dễ đi, nên trekking toàn chặng từ chân núi, tuy nhiên có những đoạn dốc cao, khiến hành trình hết khoảng 3 giờ. “Người Bhutan tin rằng đây là lòng thành với Đức Phật và Đức Liên Hoa Sinh”, anh Vũ nói. Tuy nhiên, du khách, đặc biệt là người lớn tuổi có thể đi ngựa lên tu viện.

Trong ấn tượng của Nhất Vũ, tu viện nằm cheo leo trên một vách đá vôi, giữa những tầng mây bồng bềnh nhìn xuống thung lũng Paro. Ở độ cao hơn 3.000 m, nhìn từ xa, tu viện trông kỳ vĩ và uy nghiêm. Tu viện gồm 4 điện chính và 8 hang động xung quanh. Tuy nhiên chỉ có 4 hang động dành cho khách tham quan. Bên cạnh đó còn có khu nhà ở của người dân, như tạc vào vách đá. Để thuận tiện trong di chuyển, người dân đã xây các bậc cấp, lối đi lát đá và cầu gỗ nối giữa các ngôi điện của tu viện với nhau.

Trong ấn tượng của Nhất Vũ, tu viện nằm cheo leo trên một vách đá vôi, giữa những tầng mây bồng bềnh nhìn xuống thung lũng Paro. Ở độ cao hơn 3.000 m, nhìn từ xa, tu viện trông kỳ vĩ và uy nghiêm. Tu viện gồm 4 điện chính và 8 hang động xung quanh. Tuy nhiên chỉ có 4 hang động dành cho khách tham quan. Bên cạnh đó còn có khu nhà ở của người dân, như tạc vào vách đá. Để thuận tiện trong di chuyển, người dân đã xây các bậc cấp, lối đi lát đá và cầu gỗ nối giữa các ngôi điện của tu viện với nhau.

Ngày cuối cùng, Nhất Vũ từ sân bay Paro trở về Việt Nam. Kết thúc chuyến đi, điều anh nhớ nhất là câu chuyện về cuộc sống của người dân. Ở đây, các vị vua chú trọng cân bằng phát triển kinh tế, phát triển xã hội, bảo vệ môi trường và văn hóa. Ở Bhutan, chỉ số hạnh phúc quốc gia GNH được chú trọng. Đây là cách họ theo dõi mức độ hài lòng với cuộc sống của người dân. Toàn bộ chi phí y tế và giáo dục đều được miễn phí. Hiến pháp nước này quy định phải duy trì 60% lãnh thổ là rừng.

Ngày cuối cùng, Nhất Vũ từ sân bay Paro trở về Việt Nam. Kết thúc chuyến đi, điều anh nhớ nhất là câu chuyện về cuộc sống của người dân. Ở đây, các vị vua chú trọng cân bằng phát triển kinh tế, phát triển xã hội, bảo vệ môi trường và văn hóa. Ở Bhutan, chỉ số hạnh phúc quốc gia GNH được chú trọng. Đây là cách họ theo dõi mức độ hài lòng với cuộc sống của người dân. Toàn bộ chi phí y tế và giáo dục đều được miễn phí. Hiến pháp nước này quy định phải duy trì 60% lãnh thổ là rừng.

Bhutan được coi là "Vương quốc thuần Phật giáo". Đa số người dân nơi đây đều tin vào luật nhân quả. Họ cho rằng nếu sống tốt đẹp, kiếp sau sẽ thành người có ích. Ẩm thực tại vương quốc luôn thanh đạm và tốt cho sức khỏe. Anh Vũ cho rằng, đó là chìa khóa để người dân sống hạnh phúc mỗi ngày.

Bhutan được coi là “Vương quốc thuần Phật giáo”. Đa số người dân nơi đây đều tin vào luật nhân quả. Họ cho rằng nếu sống tốt đẹp, kiếp sau sẽ thành người có ích. Ẩm thực tại vương quốc luôn thanh đạm và tốt cho sức khỏe. Anh Vũ cho rằng, đó là chìa khóa để người dân sống hạnh phúc mỗi ngày.

GỌI NGAY 1900 1870 (Miền Nam), 1900 2045 (Miền Bắc) hoặc (029) 27308668 (Miền Tây) ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN COMBO KHÁCH SẠN + VÉ MÁY BAY GIÁ SIÊU TIẾT KIỆM TỪ IVIVU.COM

Theo Lan Hương/ Vnexpress

Click đặt ngay Khách sạn khắp Việt Nam và toàn thế giới giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com



from » Điểm đến https://ift.tt/38wLs2T
via IFTTT

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.