Cổ kính chùa Thái Lạc – Di tích quốc gia đặc biệt ở Hưng Yên

Chùa Thái Lạc, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm còn có tên gọi là Pháp Vân Tự. Ngôi chùa cổ kính chứa đựng bên trong cả kho báu về nghệ thuật chạm khắc gỗ vô cùng tinh xảo hiếm nơi nào có được.

Cổ kính chùa Thái Lạc – Di tích quốc gia đặc biệt ở Hưng Yên

Xã Lạc Hồng có 4 ngôi chùa thờ 4 vị thần trong Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, tức là các vị thần mây, mưa, sấm, chớp. Trong đó chùa Thái Lạc thờ thần Pháp Vân.

Chùa Thái Lạc. Ảnh: Báo Hưng Yên.

Chùa Thái Lạc. Ảnh: Báo Hưng Yên.

Chùa Thái Lạc được xây dựng từ thời nhà Trần và đã trải qua 4 lần tu sửa vào đầu thế kỷ 17 và thế kỷ 18. Chùa được xây dựng theo kiểu nội công, ngoại thất, qua cổng tam quan là khu thờ chính.

Ảnh: Vietnam Journey.

Ảnh: Vietnam Journey.

Ảnh: Báo Nhân Dân.

Ảnh: Báo Nhân Dân.

Chùa được xây dựng trên gò đất cao, dân gian vẫn thường gọi là lưng con rùa. Chùa hiện vẫn còn giữ 3 tấm bia cổ ghi lại các quá trình trùng tu, tôn tạo.

Sân chùa. Ảnh: Báo Hưng Yên.

Sân chùa. Ảnh: Báo Hưng Yên.

Nội thất tiền đường. Ảnh: bmktcn.com

Nội thất tiền đường. Ảnh: bmktcn.com.

Ảnh: Báo Nhân Dân.

Ảnh: Báo Nhân Dân.

Cho đến nay, trên cả nước chỉ còn 3 công trình bằng gỗ từ thời nhà Trần, là chùa Dâu ở Bắc Ninh, chùa Bối Khê ở Hà Nội và chùa Thái Lạc.

Tượng thần Pháp Vân. Ảnh: bmktcn.com

Tượng thần Pháp Vân. Ảnh: bmktcn.com.

Góc mái chùa. Ảnh: Báo Hưng Yên.

Góc mái chùa. Ảnh: Báo Hưng Yên.

Bước vào chùa, du khách sẽ ngạc nhiên bởi kiến trúc gỗ nhà Trần vẫn còn nguyên vẹn, đó là kiểu kiến trúc gỗ bộ vì đỡ toàn bộ lực đè nén của mái nhà, có gắn giá chiêng để tạo nên sự hài hòa giữa kiến trúc và trang trí.

Tả vu. Ảnh: bmktcn.com

Tả vu. Ảnh: bmktcn.com.

Ảnh: Báo Hưng Yên.

Ảnh: Báo Hưng Yên.

Trên các cồn, các đố của bộ vì, và trên các cột đấu có nhiều mảng chạm khắc lớn mang dấu ấn mỹ thuật thời Trần. Thượng điện chùa Thái Lạc được đánh giá là một trong những công trình gỗ cổ nhất Việt Nam từ thế kỷ 14.

Phù điêu gỗ. Ảnh: Báo Hưng Yên.

Phù điêu gỗ. Ảnh: Báo Hưng Yên.

Chùa Thái Lạc trước kia có khoảng 20 bức phù điêu chạm trổ hay còn gọi là các bức cồn, nhưng nay chỉ còn 16 bức vẫn được giữ tương đối nguyên vẹn. 16 bức chạm trổ được gắn giữa các xà dọc thượng và xà dọc hạ có tác dụng che kín viền trang trí.

Ảnh: Nam Nguyễn.

Ảnh: Nam Nguyễn.

16 bức chạm trổ được sắp xếp từ gian ngoài vào gian trong. Những bức chạm nhiều đề tài với kỹ thuật nổi bong. Những nét chạm khắc bằng đục và các thớ gỗ tạo nên sự mềm mại uyển chuyển, huyền ảo như những bức tranh vẽ.

Ảnh: Báo Hưng Yên.

Ảnh: Báo Hưng Yên.

Có thể nói 16 bức phù điêu này là những bức chạm có một không hai. Không chỉ vậy, mỗi cột, kèo, những chữ viết còn gìn giữ cho đến ngày nay cũng nói lên sự cổ kính và giá trị của thời gian, lịch sử, sự linh thiêng của chùa Thái Lạc.

Bộ vì kèo chạm khắc tinh xảo. Ảnh: Báo Hưng Yên.

Bộ vì kèo chạm khắc tinh xảo. Ảnh: Báo Hưng Yên.

Người dân trong vùng truyền tai nhau, chùa Thái Lạc rất linh thiêng, nếu ai đi qua không bỏ mũ nón thể hiện sự thành kính sẽ bị ngã, hoặc không xuống ngựa khi qua chùa cũng sẽ bị ngã ngựa.

Họa tiết sống động. Ảnh: Báo Hưng Yên.

Họa tiết sống động. Ảnh: Báo Hưng Yên.

Chùa Thái Lạc được bài trí theo kiểu tiền Thần, hậu Phật, nghĩa là tượng Tứ Pháp được đặt trước tượng Phật. Tượng thần Pháp Vân được đặt ở trung tâm của tòa tam bảo, là bức tượng cổ có niên đại từ thời Hậu Lê.

Hoa văn trang trí mái chùa. Ảnh: bmktcn.com

Hoa văn trang trí mái chùa. Ảnh: bmktcn.com.

Chùa vẫn giữ được hai bức tượng Tam thế Phật tổ, đại diện cho quá khứ, hiện tại và vị lai. Đây là những bức tượng mang phong cách điêu khắc thời Nguyễn.

Ảnh: Báo Hưng Yên.

Ảnh: Báo Hưng Yên.

Với giá trị về mặt lịch sử, thời gian, sự linh thiêng của ngôi cổ tự, chùa Thái Lạc đã và đang trở thành điểm đến tâm linh nổi bật của Hưng Yên. Vì thế chùa được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2018.

 Theo iVIVU.com

Click đặt ngay khách sạn khắp Việt Nam và toàn thế giới giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com



from » Điểm đến https://ift.tt/eBj6vup
via IFTTT

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.