Kỳ đài Thành Nam – Biểu tượng lâu đời của tỉnh Nam Định

Cột cờ Nam Định nằm trên đường Tô Hiệu, thành phố Nam Định. Đây là một trong những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử – văn hóa và biểu tượng cũng như niềm tự hào của người dân Nam Định.

Kỳ đài Thành Nam – Biểu tượng lâu đời của tỉnh Nam Định

Theo tài liệu, vào thế kỷ XIX, Nam Định là một trong 4 địa phương được triều đình nhà Nguyễn cho xây thành và dựng cột cờ, cùng với cột cờ Huế năm 1807, cột cờ Hà Nội năm 1812 và cột cờ Bắc Ninh năm 1838. Cột cờ Nam Định (kỳ đài Nam Định) được khởi dựng từ năm 1812 đến năm 1843 thì hoàn thành.

Cột cờ Nam Định. Ảnh: Duc Huy Nguyen.

Cột cờ Nam Định. Ảnh: Duc Huy Nguyen.

Đây là một công trình quan trọng của thành cổ Nam Định, nằm ở phía nam nội thành, trước điện Kính Thiên. Vào các năm 1873, 1883, thực dân Pháp đánh chiếm Nam Định, cột cờ là nơi diễn ra những trận chiến đấu của quân dân ta, nhiều người con quê hương đã anh dũng hy sinh, trong đó có nữ anh hùng Nguyễn Thị Trinh (hy sinh ngày 11-12-1873).

Cột cờ Nam Định ngày xưa.

Cột cờ Nam Định ngày xưa.

Ảnh: Nghĩa Đoàn.

Ảnh: Nghĩa Đoàn.

Sau khi mất, bà được Vua Tự Đức và Vua Thành Thái truy phong “Tiết liệt anh phong”, “Giám thương Công chúa” – Bà Chúa coi kho” và lập miếu thờ tại kỳ đài. Năm 1945, cột cờ Nam Định cắm lá cờ đỏ sao vàng nhằm khẳng định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám trên quê hương.

Ảnh: @xinchao_vietnam.vn

Ảnh: @xinchao_vietnam.vn.

Trong thời kỳ chống Mỹ, cột cờ một lần nữa trở thành trạm quan sát và trực chiến của dân quân tự vệ nhà máy Liên hợp Dệt Nam Định. Vào năm 1972 không quân Mỹ rải bom làm sập toàn bộ cột cờ. Đến năm 1997, nhân dịp kỷ niệm 43 năm ngày giải phóng thành phố (1954-1997), cột cờ Nam Định đã được phục dựng theo đúng nguyên trạng.

Ảnh: @xinchao_vietnam.vn

Ảnh: @xinchao_vietnam.vn.

Cột cờ Nam Định nằm trong khuôn viên có diện tích 1.800m vuông thuộc bảo tàng tỉnh. Phía nam công trình đặt 2 khẩu súng thần công, phía đông đặt lư hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ. Cột cờ được xây bằng gạch nung già đỏ sẫm, cao 23,84m, gồm 3 phần: chân đế, thân đài và vọng lâu.

Ảnh: @xinchao_vietnam.vn

Ảnh: @xinchao_vietnam.vn.

Phần chân đế gồm 2 bệ, bệ trên nhỏ hơn so với bệ dưới, mặt bằng hình vuông, nền lát gạch nâu đen, xung quanh là lan can. Bệ dưới cao 2,4m, dài 16,32m; hai hướng đông, tây xây 2 cầu thang. Bên trong bệ dưới là đền thờ anh hùng Nguyễn Thị Trinh và các anh hùng liệt sĩ khác.

Ảnh: Tân Nguyễn Ngọc.

Ảnh: Tân Nguyễn Ngọc.

Bệ trên cao 3,1m, dài 11,42m, trổ 4 cửa vòm. Cửa phía đông có 2 chữ “nghênh húc” (đón ánh ban mai), 2 cửa phía nam có 2 chữ “hướng quang” (hướng theo ánh sáng). Thân kỳ đài hình bát giác, cao 12,65m, dài 2,2m càng lên trên càng nhỏ. Phía nam có cửa đi vào trong thân cột cờ; trên cửa gắn bia đá khắc chữ Hán “Kỳ đài” và “Thiệu Trị tam niên phụng tạo”.

Cửa vào cột cờ. Ảnh: Phạm Ngọc Khanh.

Cửa vào cột cờ. Ảnh: Phạm Ngọc Khanh.

Thân cột cờ có cầu thang 54 bậc xoáy ốc đi lên vọng lâu, trên thân là 32 ô cửa sổ hình hoa thị. Phần vọng lâu hình trụ tròn 4 cửa vòm quay 4 hướng đông, tây, nam, bắc. Du khách đứng trên đỉnh cột cờ có thể nhìn thấy toàn cảnh khu trung tâm thành phố Nam Định.

Ảnh: Son Phạm Hồng.

Ảnh: Son Phạm Hồng.

Năm 1962, cột cờ Nam Định trở thành di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Bảo tàng tỉnh Nam Định thường tổ chức trưng bày “Một số hình ảnh tiêu biểu về Thành Nam xưa và di tích cột cờ Nam Định” với các chủ đề: “Di tích cột cờ và sự tích giám thương công chúa”, “Thành cổ Nam Định”, “Trường thi hương Nam Định”, “Phố cổ Thành Nam”… Nhằm giúp các thế hệ học sinh, sinh viên, du khách phương xa hiểu hơn về một giai đoạn lịch sử nhiều biến động.

Ảnh: Minh Luân.

Ảnh: Minh Luân.

Theo iVIVU.com

Click đặt ngay khách sạn khắp Việt Nam và toàn thế giới giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com



from » Điểm đến https://ift.tt/uveLzgj
via IFTTT

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.