Xuôi về miền Tây, khám phá sắc màu chợ nổi ngày Tết
Cứ vào dịp cuối năm là các khu chợ nổi ngày Tết ở miền Tây lại tràn ngập sắc màu với đầy đủ các mặt hàng buôn bán: rau, củ, quả và hoa, tấp nập ghe xuồng tạo nên không khí rộn rã, vui tươi.
Xuôi về miền Tây, khám phá sắc màu chợ nổi ngày Tết
Miền Tây sông nước với hệ thống kênh rạch chằng chịt, đời sống của người dân miền Tây hầu như gắn liền với sông nước. Mọi hoạt động buôn bán cũng diễn ra trên sông, được gọi là chợ nổi. Chợ nổi ngày Tết được xem là một trong những nét đẹp văn hóa của người dân nơi đây.
Đồng bằng sông Cửu Long hiện có trên hai mươi chợ nổi, trong đó có Phong Điền, Cái Răng (Cần Thơ), Trà Ôn (Vĩnh Long), Cồn Tròn (Tiền Giang), Chợ Thơm (Bến Tre), Cà Mau… là những chợ nổi được nhiều du khách biết đến.
Chợ họp trên sông, giữa một vùng sông nước bao la là hàng trăm ghe, thuyền, xuồng của cư dân. Chợ họp đông nhất là vào buổi sáng khi trời còn mát, sương giăng bảng lảng mặt sông và nắng hãy còn dìu dịu. Đi chợ nổi phải đi thật sớm, bởi khi mặt trời lên cao, bắt đầu nắng gắt là chợ đã vãn khách.
Còn gì thoải mái hơn khi giữa tinh sương ngày mới được dập dềnh trên chiếc xuồng ba lá len lỏi giữa chợ họp trên sông đông vui, tấp nập để hưởng trọn cái không khí trong lành của gió mang hương cây trái và sông nước miền Tây.
Nếu hằng ngày chợ chỉ điểm qua những món hàng quen thuộc như rau củ, hàng hóa thiết yếu thì khi Tết đến xuân về trên khắp con sông được phủ bởi những hình ảnh đầy màu sắc, tươi mới của các loại hoa, bánh mứt, dưa cà cho ngày Tết đang cận đến. Ngày cận Tết, giá hàng hóa trên chợ nổi cũng cao hơn ngày thường một chút. Nhất là các loại rau, củ, quả và hoa để trưng bày trong gia đình. Tuy nhiên, giá hàng hóa trên chợ nổi vẫn rẻ hơn các khu chợ đất liền.
Khác với các ngày trong năm, vào ngày Tết chợ thường sẽ được họp mặt sớm hơn, tầm 3h sáng đã bắt đầu có tiếng buôn, tiếng trò chuyện của những thương lái. Từ đầu tháng Chạp, các thương lái hoa đã chọn bến để họp chợ. Những ghe hoa khác đến nhóm dần rồi hình thành chợ hoa sáng rực một khúc sông. Điều đặc biệt của khu chợ nổi độc đáo này là thời gian nghỉ Tết rất ngắn.
Điểm nhấn không thể bỏ qua ở các ghe bán hàng cho mùa Tết chính là những cây bẹo cắm trên đầu ghe, đây là dấu hiệu giúp người đi chợ nổi nhận biết ghe đó bán hàng gì. Nhưng với những ghe hoa của miền Tây chợ nổi thì không cần phải thế. Chính màu sắc rực rỡ của hoa với mai vàng, cúc trắng, vạn thọ… mang sắc xuân rất đặc trưng của sông nước miền Tây đã đủ sức thu hút người đi chợ.
Ngoài những hàng ghe bán hoa, tại đây bạn còn được tận mắt thấy nhiều món bánh Tết được bày bán rất nhiều, nào là bánh tét, dưa hấu,… Cứ như vậy đã tạo nên không khí xôm tụ cho ngày Tết, cùng với đó là người người mặc đồ đẹp để đi dạo và cảm nhận không khí đặc biệt này. Tiếng “tành tạch” của ghe xuồng đang rẽ sóng, tiếng mặc cả, tiếng mời chào, “í ới” gọi nhau hối hả tạo nên một bầu âm thanh sống động cả vùng sông nước. Trên bến, người khuân kẻ vác, dưới ghe rộn rã tiếng cười nói huyên náo mua bán khiến cho chợ nổi trở nên rộn ràng, tất bật không thua gì chợ họp trên bờ.
CLICK XEM THÊM TOUR MIỀN TÂY VỚI GIÁ ƯU ĐÃI CỰC TỐT TỪ IVIVU.COM!
Theo iVIVU.com
Xem thêm bài viết:
Nem Lai Vung – Đặc sản trứ danh của Đồng Tháp nhất định phải thử
Click đặt ngay khách sạn khắp Việt Nam và toàn thế giới giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!
***
Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com
from » Điểm đến https://ift.tt/vjIgtx0
via IFTTT
Leave a Comment