Thanh Bình Từ Đường – Nhà thờ tổ nghệ thuật hát tuồng truyền thống

Thanh Bình Từ Ðường được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 5 (1825), dùng làm nơi thờ cúng các vị thần được suy tôn Thánh Sư, Tiên Sư, Tổ Sư và những người có công trạng đối với loại hình nghệ thuật sân khấu tuồng cổ Việt Nam.

Xem thêm: Du lịch Huế

Thanh Bình Từ Đường – Nhà thờ tổ nghệ thuật hát tuồng truyền thống

Sự tồn tại của nhà từ đường này gắn liền với lịch sử phát triển của nghệ thuật tuồng cổ Huế. Dưới thời các chúa Nguyễn và sau này là vua Nguyễn, nghệ thuật tuồng đã được phát triển lên vị thế đỉnh cao với phong cách tuồng cung đình và trở thành “Quốc kịch” của cả xứ Đàng Trong.

Thanh Bình Từ Đường được xây theo kiểu nhà rường. Ảnh: VnExpress.

Thanh Bình Từ Đường được xây theo kiểu nhà rường. Ảnh: VnExpress.

Ảnh: Báo Công an nhân dân

Ảnh: Báo Công an nhân dân.

Thanh Bình Từ Đường tọa lạc ở kiệt 281 Chi Lăng, phường Phú Hiệp, thành phố Huế. Cũng giống như nhiều di tích khác do triều Nguyễn xây dựng, Thanh Bình Từ Ðường thực chất là ngôi nhà rường kiểu Huế ba gian hai chái, tường gạch, mái gỗ, lợp ngói liệt. Các kèo, xuyên, quyết trang trí đơn giản. Nhà hướng về phía Ðông và được trùng tu vào các năm 1958, 1992 và 2000.

Đoàn hát bội - cải lương tuồng cổ biểu diễn tại sân khấu Thanh Bình Từ Đường. Ảnh: Báo Công an nhân dân.

Đoàn hát bội – cải lương tuồng cổ biểu diễn tại sân khấu Thanh Bình Từ Đường. Ảnh: Báo Công an nhân dân.

Tế tổ nghề. Ảnh: Kinh tế đô thị.

Tế tổ nghề. Ảnh: Kinh tế đô thị.

Cổng từ đường rộng 2,85m, cao 3,20m, hai trụ biểu hai bên cao 3,80m, trên đỉnh trụ biểu có gắn hình bầu rượu cao 0,45m, có la thành bao quanh mặt tiền. Sau cổng là khoảng sân rộng 660 mét vuông, trước đây dùng để biểu diễn. Di vật còn lại là tấm bia đá khắc vào năm xây dựng nằm bên trái, bên phải là tấm bia khắc ghi những người có công trong việc trùng tu năm 1958.

Ảnh: Khám phá Huế.

Ảnh: Khám phá Huế.

Trước cửa từ đường là bức hoành phi lớn sơn son thếp vàng, khắc dòng chữ “Thanh Bình Từ Đường” làm vào năm Tự Đức thứ 6 (1853). Ngoài ra, từ đường hiện còn lưu tờ mục bằng vải (Gia Phả Từ Đường) và một số sắc phong của vua Minh Mạng ban tặng, đều là những hiện vật cổ quý giá.

Ảnh: Báo Văn hóa.

Ảnh: Báo Văn hóa.

Thanh Bình Từ Đường là nơi thờ cúng chư thần và các vị có công lao đối với nghề hát Bội (người Huế gọi là “Tuồng”). Không chỉ có chư thần, chư vị Tổ nghề mà còn có bàn thờ các vị tổ nghề liên quan. Ở chái bên trái là ban thờ Ngài Một, vị thần cai quản từ đường. Tiếp đó là ban thờ Quan Thánh Đế Quân, Thái Thượng Lão Quân, Chư Phật Bồ Tát, Tề Thiên Đại Thánh, Thiên Tiên Địa Tiên, Cửu Thiên Huyền Nữ, Tôn Đức Hầu, Lưu Tiên Sinh, Chúa Ngọc Tiên Bà, Thánh Nương Ngọc Mẫu, Thổ Địa Thánh Thần, Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ và Chúa Sơn Lâm.

Các ban thờ trong từ đường. Ảnh: VnExpress.

Các bàn thờ trong từ đường. Ảnh: VnExpress.

Mỗi hương án đều mang ý nghĩa thiêng liêng riêng. Gần cửa ra vào là nơi thờ ông tổ của 12 ngành nghề thủ công. Các nghề gắn với vòng đời của một con người, như sớm nhất là ngành rèn, phải có dao cắt dây rốn, và cuối cùng là ông tổ kim hoàn.

Nhiều hình nộm nghề hát tuồng được lưu giữ. Ảnh: VnExpress.

Nhiều hình nộm nghề hát tuồng được lưu giữ. Ảnh: VnExpress.

Ở nơi trang trọng nhất là bài vị Càn Cương Hầu, người được tôn xưng ông Tổ ngành tuồng. Tương truyền ông là người Trung Quốc, được vua Minh Mạng mời sang dạy hát cho người Việt Nam. Cũng có giả thiết khác cho rằng Càn Cương Hầu là người Việt, học được cách hát của người Trung Quốc rồi truyền dạy lại cho người Việt.

Bức hoành "Thanh Bình Từ Đường". Ảnh: VnExpress.

Bức hoành “Thanh Bình Từ Đường”. Ảnh: VnExpress.

Cũng ở bàn thờ này, có hương án thờ 27 vị thầy của ngành tuồng. Trước khi ra sân khấu, các diễn viên phải thắp hương khấn vái để các thầy phù hộ cho vai diễn của mình. Khi các gánh hát ngừng hoạt động, người ta lại rước các thầy đến thờ ở đây.

Lễ tế tri ân ngưỡng vọng. Ảnh: Kinh tế đô thị.

Lễ tế tri ân ngưỡng vọng. Ảnh: Kinh tế đô thị.

Vào thời Nguyễn, Thanh Bình Từ Đường được đông đảo người dân biết đến. Hàng năm đều tổ chức lễ tế tổ trọng thể trong 3 ngày thu hút các gánh hát bội khắp mọi miền đất nước.

Trong đó, ngày đầu tiên làm lễ cáo và chuẩn bị. Lễ chính diễn ra trong ngày thứ 2 với lễ tế trang trọng có phần hát Thất kích và Chèo lễ Đại đàn. Ngày thứ ba làm lễ tạ và thu dọn. Đến nay các nghi thức của lễ tế bị mai một và được đơn giản hoá.

Tri ân tại từ đường. Ảnh: Đài phát thanh và truyền hình Huế.

Tri ân tại từ đường. Ảnh: Đài phát thanh và truyền hình Huế.

Vì thế Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tái hiện lễ tế Thanh Bình từ đường theo nghi thức dưới triều Nguyễn nhằm tri ân tổ nghề và những nghệ sĩ có nhiều cống hiến.

Từ xưa, xóm xung quanh từ đường là cái nôi đào tạo ra nhiều nghệ sĩ biểu diễn trong cung đình. Những năm về trước, khi có đoàn tuồng đến diễn thì rất đông người dân cùng du khách đến xem. Nhiều suất diễn kéo dài đến khuya nhưng vẫn có người nán lại thưởng thức. Càng về sau, vì nhiều lý do, những buổi diễn như thế trở nên rất hiếm hoi.

Tôn vinh tuồng Huế trong Fesstival 2022. Ảnh: Đài phát thanh và truyền hình Huế.

Tôn vinh tuồng Huế trong Festival 2022. Ảnh: Đài phát thanh và truyền hình Huế.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa to lớn ấy nên Thanh Bình Từ Đường đã được công nhận là di tích cấp quốc gia. Do ảnh hưởng của chiến tranh và thời tiết, di tích hiện đang bị xuống cấp. Bờ tường xuất hiện nhiều vết nứt, các kèo cột bị mối mọt. Khoảng sân được người dân tận dụng trồng cây cảnh, tập kết ván gỗ… gây mất mỹ quan.

Nghệ sĩ tuồng Huế tập trung ở từ đường rằm tháng 3 và 7 hàng năm. Ảnh: VnExpress.

Nghệ sĩ tuồng Huế tập trung ở từ đường rằm tháng 3 và 7 hàng năm. Ảnh: VnExpress.

Qua bao đổi thay, dù nghệ thuật tuồng không còn giữ vị thế độc tôn, nhưng Thanh Bình Từ Đường vẫn là nơi linh thiêng, nơi tụ họp của con cháu trong nghề mỗi dịp tế tổ. Niềm tin đối với các vị tổ sư giúp người trong nghề vững tâm với nghệ thuật cổ xưa. Ý nghĩa văn hoá và tâm linh của từ đường giúp người ta vươn cao trong nghề nghiệp và hướng thiện trong cuộc sống.

Theo iVIVU.com

Click đặt ngay khách sạn Huế giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com



from » Điểm đến https://ift.tt/VNocenC
via IFTTT

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.