Tour Tết Tây Nguyên 3N2Đ: Hành trình về nghe hơi thở đại ngàn thân thương
Vùng đất Tây Nguyên luôn chứa đựng những điều bất ngờ và thú vị bên trong những cánh rừng nguyên sinh. Hãy tạo nên chuyến du xuân về đại ngàn đáng nhớ với tour Tết Tây Nguyên 3N2Đ!
Tour Tết Tây Nguyên 3N2Đ: Hành trình về nghe hơi thở đại ngàn thân thương
Nhà thờ gỗ Kon Tum
Nhà thờ gỗ Kon Tum có tuổi đời hơn 100 năm, là công trình kiến trúc độc đáo được linh mục người Pháp Giuse Decrouille xây dựng từ năm 1913 và đến 1918 mới hoàn thành. Dù trải qua nhiều năm mưa nắng, chiến tranh… nhà thờ gỗ vẫn không bị hư hỏng.
Nhà thờ gỗ có tên gọi chính thức là nhà thờ Chánh tòa Kon Tum, được làm hoàn toàn bằng gỗ cà chít, một loại sến đỏ mọc nhiều ở Tây Nguyên ngày xưa. Những nghệ nhân lành nghề từ Bình Định và Quảng Ngãi là những người làm ra công trình này.
Trần, tường, vách nhà thờ được xây bằng đất trộn rơm, không dùng bê-tông cốt thép hay vôi vữa, các tấm gỗ được kết dính với nhau hoàn toàn bằng mộng.
Nhà thờ gỗ được thiết kế theo kiến trúc Roman và kiến trúc nhà sàn của người Ba Na. Vì thế công trình này là sự kết hợp hoàn hảo giữa văn hóa Tây phương và văn hoa bản địa của các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên.
Thác Pa Sỹ
Thác Pa Sỹ là một trong những thắng cảnh của núi rừng Kon Tum. Khu du lịch sinh thái thác Pa Sỹ được đưa vào khai thác phục vụ du lịch từ năm 2014. Với diện tích gần 25 hecta, đây là điểm du lịch còn gìn giữ vẻ hoang sơ, thu hút những du khách yêu thích trải nghiệm, khám phá.
Thác Pa Sỹ nằm cạnh làng Kon Tu Rằng của dân tộc Mơ Nâm, có độ cao 1.500m so với mực nước biển, là dòng thác được tạo thành từ 3 con suối lớn nhất ở Măng đen. Đến đây du khách không những được thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên mà còn có cơ hội khám phá văn hóa cộng đồng người Mơ Nâm, một dân tộc thiểu số bản địa. Nơi đây là địa điểm lý tưởng cho tour Tết Tây Nguyên 3N2Đ của bạn!
Chùa Khánh Lâm
Được xây dựng năm 2012, đến nay chùa Khánh Lâm đã trở thành địa điểm yêu thích của nhiều du khách trong hành trình đến với Măng Đen. Chùa được xây dựng trong diện tích 10 ha, trên một ngọn đồi nguyên sinh, cao 1.200m so với mực nước biển.
Từ chân đồi, theo lối cổng tam quan, bước qua hơn 200 bậc đá, ngước nhìn lên cao bạn sẽ thấy được mái chùa tôn nghiêm ẩn hiện dưới những tán rừng sum suê. Nổi bật giữa không gian rừng là chánh điện ba tầng mái, kết hợp giữa kiến trúc đình chùa cổ truyền với kiến trúc nhà rông Tây Nguyên.
Dọc hai bên sân chánh điện, trước hai dãy nhà Tây Lan và Đông Lan là tượng 18 vị La Hán, mỗi vị có một sắc thái, trạng thái khác nhau. Phía trước chánh điện, cùng với lầu chuông, lầu trống là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao 17m và hồ sen tạo nên cảnh quan đối xứng đẹp mắt.
Cầu treo Kon Klor
Cầu treo Kon Klor dài 292m, rộng 4,5m, xây dựng vào năm 1993 và hoàn thành sau một năm với màu vàng cam nổi bật. Bên dưới là dòng sông Đăk Bla trơ ra những hòn đá cuội, in bóng chiếc cầu dưới dòng nước phẳng lặng.
Bao quanh Kon Klor là những ngọn núi được bao phủ bởi những nương dâu xanh rì của người dân vùng này. Cầu Kon Klor đã kết nối đôi bờ sông đưa mọi người hai bên sông đến gần nhau hơn. Khi chiếc cầu được đưa vào sử dụng thì những chuyến đò ngang bằng xuồng độc mộc đón khách bao năm qua cũng không còn xuất hiện nữa.
Đến tham quan cầu treo Kon Klor, du khách đều phải trầm trồ trước vẻ đẹp của cây cầu giữa đại ngàn rừng xanh. Được xây dựng bằng sắt thép kiên cố cùng thiết kế dạng treo, cây cầu Kon Klor hiện lên vừa vững chãi để người dân đi lại, lại vừa mềm mại vắt ngang dòng sông Đắk Bla tạo nên cảnh quan mĩ miều.
Nhà rông Kon Klor
Trong tour Tết Tây Nguyên 3N2Đ, du khách còn được tham quan nhà rông Kon Klor nằm bên cầu treo Kon Klor. Theo dân làng Kon Klor, nhà rông này được dựng từ trước năm 1975 đã bị sập, bỏ hoang, mãi đến năm 1999 dân làng dựng lại, song đến năm 2010 nhà rông đã bị cháy.
Một năm sau, nhà rông được dựng lại với quy mô to hơn, dài 17,2m, rộng 6,4 m, cao 22m. Nhà rông Kon Klor từ đó trở thành niềm kiêu hãnh của người dân tộc Ba Na cũng là điểm đến hấp dẫn trong hành trình về đại ngàn.
Tòa giám mục Kon Tum
Tòa giám mục Kon Tum (tên đầy đủ là Chủng Viện Thừa Sai Kon Tum), là cơ sở Công giáo lớn nhất khu vực Tây Nguyên. Tòa giám mục được thành lập nhờ công của của vị Giám mục người Pháp, Đức Cha Martial Jannin Phước.
Tòa giám mục có kiến trúc độc đáo theo kiểu phương Tây kết hợp với lối kiến trúc bản địa của các dân tộc Tây Nguyên, được xây dựng vào năm 1935 – 1938. Công trình dài 100m, có ba tầng, tầng trệt được xây bằng gạch và bê tông, còn hai tầng lầu kết cấu khung gỗ, mái nhà lợp ngói. Bao quanh là khuôn viên có nhiều cây cối.
Đây là một bảo tàng nhỏ trưng bày lịch sử truyền giáo ở Tây Nguyên từ thế kỷ 19, đồng thời cũng trưng bày những vật dụng sinh hoạt, nông cụ, nhạc cụ, tác phẩm điêu khắc, sản vật của các dân tộc bản địa. Các hiện vật, bản đồ đang được trưng bày trong phòng truyền thống của tòa giám mục đều rất giá trị, có tính nghệ thuật cao.
Ngã ba Đông Dương
Đây là điểm tiếp giáp giữa ba nước Đông Dương, vốn là nơi “một con gà gáy ba nước đều nghe”. Ngã ba này nằm ở xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, cột mốc ngã ba Đông Dương được xây dựng vào năm 2007 và hoàn thành vào năm 2009. Cột mốc có hình trụ tam giác làm bằng đá hoa cương, 3 mặt là quốc huy và tên ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia.
Rừng thông trăm tuổi
Hàng thông trăm tuổi nằm trên đường đi qua địa phận thôn 1, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Rừng thông được trồng từ thời Pháp thuộc bởi những người công nhân ở đồn điền Sở Trà, những tán thông lớn lên theo thời gian kết thành bóng khiến bất cứ ai cũng bất ngờ khi đi ngang qua vùng đất này.
Không ai biết rõ hàng thông ba lá đại thụ được trồng vào thời gian chính xác nào. Nhưng giờ đây chạy theo con đường liên thôn dài 1km, hai hàng thông già chụm đầu thẳng tắp, mỗi gốc thông ba người ôm không xuể đã che mưa, che nắng cho nhiều thế hệ người dân nơi đây.
Qua thời gian, hàng thông xanh không còn nguyên trạng, một số cây bị đốn hạ do mục gãy nhưng sau đó được trồng mới. Hàng thông là điểm đến rất được yêu thích trong tour Tết Tây Nguyên 3N2Đ bởi vẻ đẹp tự nhiên giữa trùng điệp rừng núi.
Chùa Minh Thành
Nằm gần trung tâm Pleiku, chùa Minh Thành ở trên một ngọn đồi thoải trong lòng phố núi, hiện lên là một quần thể kiến trúc độc đáo với vẻ đẹp cổ kính và thanh tịnh.
Chùa Minh Thành có kiến trúc mang phong cách Nhật Bản với những chi tiết chạm trổ tinh xảo, khuôn viên xanh mát. Chùa trở thành điểm tham quan hấp dẫn không thể bỏ lỡ khi có dịp đến Tây Nguyên xanh thẳm.
Tết là khoảng thời gian sum vầy bên gia đình, nhưng Tết cũng có thể trở thành những chuyến du xuân tuyệt vời bên những người thân yêu. Hãy liên hệ iVIVU để sở hữu ngay tour Tết Tây Nguyên 3N2Đ trải nghiệm mùa xuân đại ngàn đầy yêu thương!
Hướng dẫn cách đặt tour Tết Tây Nguyên 3N2Đ:
- Gọi ngay hotline (028) 3933 8002 để được tư vấn.
- Đặt online và xem lịch trình chi tiết TẠI ĐÂY.
Theo iVIVU.com
Xem thêm bài viết:
Tìm hiểu về lễ hội đâm trâu Tây Nguyên
Ẩm thực Gia Lai – Nguồn cảm hứng của núi rừng Tây Nguyên
Vẻ đẹp yên bình, thơ mộng của hồ Lắk giữa núi rừng Tây Nguyên
Click đặt ngay khách sạn khắp Việt Nam và toàn thế giới giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!
***
Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com
from » Điểm đến https://ift.tt/0JqCajE
via IFTTT
Leave a Comment