Top 10 đặc sản truyền thống Đắk Lắk đậm dấu ấn vùng cao nguyên

Những món đặc sản truyền thống Đắk Lắk luôn gây tò mò cho thực khách với hương vị thơm ngon độc lạ, đậm dấu ấn khó phai mỗi khi nhắc đến vùng cao nguyên này. Cùng iVIVU khám phá xem nét đặc biệt của những món đặc sản tại “thủ phủ cafe” này nhé!

Top 10 đặc sản truyền thống Đắk Lắk đậm dấu ấn vùng cao nguyên

1. Gà nướng Bản Đôn

Gà nướng Bản Đôn là món đặc sản truyền thống Đắk Lắk nổi tiếng, trở thành biểu tượng của nền ẩm thực thành phố Buôn Ma Thuột. Gà nướng Bản Đôn được làm từ những con gà chắc thịt được nuôi thả rông. Để tạo được hương vị riêng và trở thành đặc sản của Đắk Lắk, người dân Bản Đôn đã có bí quyết chế biến riêng.

Ảnh: VnExpress

Ảnh minh họa: VnExpress

Những con gà được nướng chỉ nặng hơn 1kg, được làm sạch sẽ, tẩm ướp gia vị rồi đem nướng trên than củi. Để ăn gà nướng Bản Đôn chuẩn vị thì phải chấm với muối ớt hoặc muối sả. Dù là loại muối nào cũng phải được giã với ớt rừng xanh. Loại ớt này ăn giòn thơm, rất hấp dẫn. Nếu ăn gà nướng kèm với những thanh cơm lam chín dẻo mềm thì càng ngon hơn.

2. Bơ sáp

Một trong số những món đặc sản truyền thống Đắk Lắk không thể bỏ qua trong danh sách này chính là bơ sáp. Đây là một trong những loại trái cây sạch được nhiều người ưa thích và rất tốt cho sức khỏe. Nói đến bơ sáp thì nhiều vùng cũng có, nhưng bơ sáp Đắk Lắk lại đặc biệt hơn, bơ đặc sản của Đắk Lắk dẻo quánh, đặc ruột, ít sượng, không bị sơ, ít đắng và cầm nặng tay hơn các loại bơ khác, bơ có vị béo thơm đặc trưng mà không loại bơ nào sánh được.  Bơ sáp có thể ăn kèm với đá, thêm chút sữa đặc sẽ khiến món ăn trở nên bắt vị, thơm béo, gây “nghiện” thực khách.

Ảnh:@haii_nhii96

Ảnh minh họa: @haii_nhii96

Ảnh:@haii_nhii96

Ảnh minh họa: @haii_nhii96

3. Cơm lam

Cơm được cuộn nấu trong ống tre nén chặt bằng lá chuối đem vùi trong lửa. Cơm khi chín sẽ thơm ngon mang vị thanh ngọt của tre hòa nguyện với vị ngọt của hạt gạo, làm say lòng bất cứ ai nếu thưởng thức. Cơm sẽ thường được thổi chung với một ít nước cốt dừa. Vị cơm chín ngọt ngọt, nước cốt dừa hơi ngậy kết hợp với mùi ống nứa non khiến bạn cảm giác hương vị vừa lạ vừa quen. Cơm hơi xém một chút thì càng đậm hương vị hơn nữa.

Ảnh:@wcolditz

Ảnh minh họa: @wcolditz

4. Rượu cần

Rượu cần là một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng đất Tây Nguyên. Sở dĩ gọi là rượu cần, vì khi uống, người ta dùng một cái ống gọi là “cần” để hút lên. Đối với người dân Đắk Lắk, rượu cần là sản phẩm văn hóa đặc trưng của mỗi gia đình. Rượu cần có độ nồng nhẹ, vị cay nhẹ, mùi thơm của gạo và lá rừng. Không chỉ vậy, rượu cần còn có một số lợi ích cho sức khỏe của bạn.

Ảnh:@daktip

Ảnh minh họa: @daktip

5. Cá bống thác kho riềng

Cá bống thác là một loại cá đặc biệt sống ở vùng thác đổ khác với những loài cá bống sống ở ao, hồ miền xuôi. Với điều kiện sống ở thác nước đổ nên cá bống ở đây thân trắng, thịt săn chắc bằng ngón tay. Cá được làm sạch rồi ướp muối, cho vào chảo chiên vàng, sau đó cho riềng vào, đợi mùi thơm lừng của cá và riềng tỏa ra khắp nơi thì cho các gia vị như hành tiêu, ớt, đường và bột ngọt sao cho vừa ăn. Món ăn này rất bắt miệng khi ăn cơm nóng đấy nhé!

cá bống thác

Ảnh minh họa

6. Thịt nai

Đến Đắk Lắk, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn mang đậm hương vị núi rừng, tiêu biểu nhất là thịt nai rừng. Người dân ở đây cho nai ăn những nguyên liệu tự nhiên nên thịt khá thơm và dai, ít gân, mỡ màu trắng ngà, mềm. Đặc biệt, món thịt nai khô dai dai, cay cay còn nguyên mùi khói được nhiều người tấm tắc khen ngợi. Miếng nai ở bên ngoài khô nhưng bên trong vẫn giữ được màu hồng nhạt tự nhiên. Bạn có thể nướng sơ qua trên củi hoặc vùi trong tro bếp để thịt nóng rồi xé thành miếng nhỏ, chấm cùng muối tiêu rừng trộn lá é là đúng gu ăn uống của người Đắk Lắk.

Thit-nai-nuong

Ảnh minh họa

7. Cà phê

Cà phê phân chồn là loại cà phê trứ danh của Đắk Lắk. Được coi là thứ đặc sản quý giá của vùng cao nguyên này, một vùng đất vốn nổi tiếng trong và ngoài nước về quy mô cũng như năng suất sản xuất cà phê. Bạn có thể thưởng thức một ly café tại Đắk Lắk hoặc có thể mua về làm quà tặng đầy ý nghĩa.

Cà phê chồn. Ảnh minh họa: caphenguyenchat.

Cà phê chồn. Ảnh minh họa: caphenguyenchat.

8. Mật ong

Mật ong hoa cà phê được nhiều người ưa chuộng do có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên. Những chú ong sẽ lấy hết mật của hoa về để xây tổ cho mình. Chính vì thế, hương vị của loại mật này vô cùng đặc biệt và hương vị sẽ phụ thuộc nhiều vào từng loại cà phê của mỗi vùng. Đặc trưng của loại mật này là có màu vàng nhạt, sánh, mùi ngọt và thơm nhẹ.

mật ong

Ảnh minh họa

9. Lẩu rau rừng

Dù được gọi là lẩu nhưng thực chất nó giống một món canh từ nhiều loại rau nấu cùng một ít thịt. Có khoảng hơn 10 loại rau được nấu chung với nhau. Chủ yếu trong đó là những loại được tìm thấy khi người bản địa đi làm nương rẫy. Những loại rau tuy đơn giản nhưng khi kết hợp với nhau sẽ đem đến hương vị thơm ngon, mới lạ đấy nhé.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

10. Lẩu cá lăng

Ở Việt Nam có 2 vùng nhiều cá lăng nhất là vùng núi Tây Bắc và Tây Nguyên. Cá lăng với phần thịt rất săn chắc, khi ăn đem lại hương vị ngọt thanh nên rất được lòng thực khách. Người ta thường chế biến cá lăng thành món chả, cá lăng om chuối, cá lăng hấp, cá lăng xào tỏi hay cá lăng nấu cháo… món nào cũng thơm cũng ngon. Nhưng thú vị nhất vẫn là lẩu cá lăng nấu canh chua, món ngon bổ dưỡng, được nhiều người lựa chọn trong mùa hè.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

iVIVU.com gợi ý một số khách sạn Buôn Ma Thuột giá tốt:

1. Khách sạn Mường Thanh Luxury Buôn Ma Thuột

2. Khách sạn Sài Gòn Ban Mê

3. Khách sạn Hai Bà Trưng Buôn Ma Thuột

 

Theo iVIVU.com

 

Gọi ngay 1900 1870 (miền Nam), 1900 2045 (miền Bắc) hoặc 1900 2087 (Miền Tây) để được tư vấn khách sạn ở Buôn Ma Thuột với giá ưu đãi cực tốt nhé!

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com



from » Điểm đến https://ift.tt/qAvsCm9
via IFTTT

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.